Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam. Để phát huy giá trị này, cần có nhiều cơ sở đào tạo truyền dạy nghề thầy thuốc tâm huyết để bảo tồn các kiến thức tinh hoa y học cổ truyền đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam. Để phát huy giá trị này, cần có nhiều cơ sở đào tạo truyền dạy nghề thầy thuốc tâm huyết để bảo tồn các kiến thức tinh hoa y học cổ truyền đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Nam Định là một tỉnh có truyền thống về y học cổ truyền từ xa xưa với nhiều thế hệ thầy thuốc nổi tiếng trong vùng đồng bằng sông Hồng, đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân bằng những phương pháp Đông y. Do vậy, nhiều học sinh tỉnh Nam Định đã được gia đình dạy dỗ truyền nghề về y thuật và y đức để tiếp nối công việc của gia đình và giúp đỡ cho những người bệnh không may mắc chứng nan y. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế thì hiện nay muốn hành nghề Đông Y thì phải có bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ hành nghề về y học cổ truyền.
Thời gian đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền là 2 năm dành cho người có bằng cấp tốt nghiệp THPT.
Thời gian đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền là 6 năm dành cho người đã có bằng cấp tốt nghiệp THPT hoặc trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học nhóm ngành bất kỳ.
Khi xã hội ngày càng phát triển đa số các học sinh đều lựa chọn ngành y học hiện đại, thế nhưng với sự nỗ lực mong muốn được kế thừa và muốn giữ gìn y học cổ truyền Việt Nam, nhiều học sinh ở các tỉnh thành phố đã đăng ký vào Trường Đại học Lương Thế Vinh để theo học ngành Bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam. Sau khi ra trường, sẽ được cấp Bằng Bác sĩ Y học cổ truyền theo quy định của Bộ Y tế để có đủ kiến thức sử dụng các bài thuốc cổ phương chữa trị cho người bệnh, tiếp tục phát triển các bài thuốc quý gia truyền và tìm hiểu thêm các phương pháp chữa trị mới.
Đào tạo thầy thuốc Đông Y để giữ lửa cho y học cổ truyền Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, Trường đại học Lương Thế Vinh thông báo tuyển sinh Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền theo hướng đào tạo sâu y lý, chắc y thuật y học cổ truyền kết hợp kiến thức y học hiện đại.
Bộ Y tế cũng đang dự thảo Thông tư quy định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh. Dự thảo nêu rõ, khám bệnh y học cổ truyền là dùng Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) để khám cho người bệnh và chẩn đoán theo bát cương, tạng phủ, kinh lạc, nguyên nhân, bệnh danh.
Chữa bệnh y học cổ truyền là sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc hoặc không dùng thuốc) để phòng bệnh, chữa bệnh, chứng bệnh và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh.
Phương pháp kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại là việc kết hợp các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học cổ truyền với các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học hiện đại trên cùng một người bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, điều trị đảm bảo an toàn, hiệu quả.