Giảm đau đầu kinh niên bằng bài thuốc dân gian: Giải pháp từ y học cổ truyền

Chủ nhật, 11/05/2025 | 10:52
Theo dõi ULTV trên

Hiện nay, không ít người phải đối mặt với tình trạng đau đầu kéo dài. Thay vì chỉ dựa vào thuốc giảm đau từ Tây y, nhiều người đang tìm đến phương pháp điều trị từ y học cổ truyền – một hướng đi vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả bền vững, đặc biệt với chứng đau đầu kinh niên.

dong-y

Trong quan điểm Y học cổ truyền, đau đầu không phải là một bệnh riêng biệt, mà là biểu hiện của sự mất cân bằng bên trong cơ thể. Thuật ngữ “đầu thống” được dùng để chỉ triệu chứng này, và nó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như ngoại cảm (gió, lạnh, nhiệt), chấn thương, khí huyết kém lưu thông, hay tổn thương tạng phủ lâu ngày.

Y học cổ truyền cho rằng đầu là nơi hội tụ của dương khí và cũng là trung tâm điều khiển của cơ thể. Não bộ được ví như "biển của tủy", có mối liên hệ chặt chẽ với thận, và được nuôi dưỡng bởi nguồn khí huyết do các cơ quan khác cung cấp. Khi có sự tắc nghẽn trong hệ thống kinh lạc hoặc dinh dưỡng lên não bị gián đoạn, người bệnh dễ gặp phải các biểu hiện đau đầu kéo dài, đặc biệt nếu đi kèm với các vấn đề mãn tính như rối loạn tiêu hóa, suy nhược thần kinh, hoặc bệnh lý tim mạch.

Theo giảng viên Lê Xuân Hùng hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, tùy theo vùng đầu bị đau, thầy thuốc sẽ xác định thể bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

Đau vùng thái dương: Có thể xuất phát từ cảm mạo, sốt hoặc các rối loạn mạch máu;

Đau ở đỉnh đầu: Thường liên quan đến gan, thận yếu, khí huyết không thông hoặc rối loạn tiền đình;

Đau vùng trán: Thường gặp ở người có vấn đề về dạ dày, tiêu hóa kém hoặc viêm xoang;

Đau sau gáy, vùng chẩm: Có thể liên quan đến khí huyết bị ứ trệ, chứng phong hàn hoặc tổn thương đốt sống cổ;

Đau nửa đầu: Dễ xảy ra ở người bị suy nhược thần kinh, rối loạn tuần hoàn não hoặc chứng đau đầu dạng migraine.

Phân tích đúng thể bệnh giúp thầy thuốc định hướng được bài thuốc phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị mà không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Các bài thuốc dân gian giúp cải thiện đau đầu kéo dài

i hoc YHCT 3

Dưới đây là những bài thuốc y học cổ truyền có thể áp dụng tùy theo thể trạng và biểu hiện của người bệnh:

Bài thuốc xông hơi thảo dược: Sử dụng hỗn hợp lá tía tô, lá sả, ngải cứu, kinh giới, tỏi... đem đun sôi rồi xông. Bài thuốc này giúp cơ thể tiết mồ hôi, giải cảm, thư giãn tinh thần và làm dịu cơn đau.

Bài thuốc sắc uống: Có thể dùng các vị như cúc hoa, ngưu tất, đương quy, xuyên khung, bạch chỉ... đem sắc lấy nước uống mỗi ngày. Nếu đau đầu đi kèm mất ngủ, có thể gia thêm táo nhân hoặc tâm sen để an thần.

Bài thuốc đắp ngoài: Dùng lá khoai nước, lá thầu dầu tía hoặc lá thanh táo giã nát, đắp trực tiếp lên trán để giảm đau. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với những cơn đau nhẹ.

Bài thuốc hỗ trợ tuần hoàn não: Một số bài thuốc có sự kết hợp giữa câu đằng, cúc hoa, bán hạ, chỉ thực... giúp tăng cường lưu thông máu lên não, giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện hiệu quả với người thường xuyên đau đầu do thiếu máu não hoặc làm việc trí óc căng thẳng.

Bài thuốc cho người có bệnh lý nền: Với người béo phì hoặc bị rối loạn tiêu hóa, các vị thuốc như trần bì, bán hạ chế hoặc vỏ quýt sẽ được thêm vào để xử lý căn nguyên gây đau đầu.

Dù các bài thuốc dân gian khá lành tính và hiệu quả, nhưng người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc lương y trước khi áp dụng. Việc tự ý sử dụng hoặc phối hợp sai vị thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

Giảm đau đầu kinh niên bằng bài thuốc dân gian: Giải pháp từ y học cổ truyền

Giảm đau đầu kinh niên bằng bài thuốc dân gian: Giải pháp từ y học cổ truyền

Hiện nay, không ít người phải đối mặt với tình trạng đau đầu kéo dài. Thay vì chỉ dựa vào thuốc giảm đau từ Tây y, nhiều người đang tìm đến phương pháp điều trị từ y học cổ truyền – một hướng đi vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả bền vững, đặc biệt với chứng đau đầu kinh niên.
Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Cây chành rành, còn được gọi là cây chằn rằn, mang tên khoa học Dodonaea viscosa (L.) Jacq., thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta.
Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Trong góc vườn nhà người Việt có những nguyên liệu tưởng như chỉ dùng để nấu ăn lại chính là “kho tàng” hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến hoa và ngọn của cây bí đỏ – một loại rau quen thuộc mà hữu dụng bậc nhất trong y học cổ truyền.
Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Ngành thú y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đang gia tăng nhu cầu nhân lực mạnh, được xếp hạng cao trong danh sách các ngành nghề dễ tìm việc thu nhập tốt trong tương lai.
Đăng ký trực tuyến