Chuyển đổi số ở bậc phổ thông đã ngày một thấm sâu vào các hoạt động giảng dạy, học tập mang đến nhiều tín hiệu tích cực. Tuy vậy, vẫn còn không ít thách thức.
Chuyển đổi số ở bậc phổ thông đã ngày một thấm sâu vào các hoạt động giảng dạy, học tập mang đến nhiều tín hiệu tích cực. Tuy vậy, vẫn còn không ít thách thức.
Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2, sau ngành Y tế. Đây là chủ trương được nêu rõ trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” phê duyệt ngày 3/6/2020.
Theo thầy Trần Minh Khương, chuyên viên đào tạo trường đại học Lương Thế Vinh nhận định. Tình hình dịch bệnh Covid – 19 trong những năm qua gây ảnh hưởng thiệt hại nặng nề về nhiều mặt trong đó có giáo dục. Tuy nhiên đây cũng là bàn đạp, là bước ngoặt khẳng định xu hướng Chuyển đổi số là bài toán đúng đắn trong hệ thống giáo dục tương lại. Thời gian qua chuyển đổi số đã, đang và sẽ là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở giáo dục phải thực hiện để bảo đảm kế hoạch tiến độ, bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo đảm mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý để hướng đến phát triển bền vững; góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng, bảo đảm cho phát triển kinh tế.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Linh, Quận 8, TPHCM, thầy Đoàn Nhật Quang cũng đồng tình với quan điểm trên. Thầy cho hay việc chuyển đổi số và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu Khoa học công nghệ vào học tập và giảng dạy đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong bối cảnh Covid – 19 kéo dài. Nó không chỉ giúp các trường, các thầy cô giao dần thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, linh hoạt hơn. Tạo điều kiện giúp học sinh phát huy được khả năng chủ động, tư duy sáng tạo và đạt hiệu quả cao.
Thầy Quang cũng cho hay, mặc dù chủ chương chuyển đổi số là đồng bộ và cấp thiết và được nhiều cấp học hưởng ứng, tuy nhiên vì các bậc học có đặc thù riêng khác nhau, tiến trình số hóa và chuyển đổi số trong các trường phổ thông vẫn chỉ đang ở mức tương đối, chưa phát huy toàn diện hiệu quả. Ví như đặc thù ở bậc phổ thông khác biệt với bậc đại học bởi tính phổ quát và tính ứng dụng tuyệt đối của công nghệ thông tin ít nhiều vẫn bị hạn. Học sinh trước nay vẫn phải tuân thủ một số quy tắc trên lớp học như không được sử dụng điện thoại.
Muốn thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, đạt hiệu quả, giáo viên ngoài việc phải nâng cao trình độ chuyên môn, bắt kịp xu hướng, công nghệ để xây dựng bài giảng thì việc quan trọng là nâng cao ý thức của học sinh. Nhất là rèn luyện khả năng tự học của các em.
Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào trong phương thức giảng dạy, trong quản lý, trong lớp học. Một trong những biện pháp mà ngành GD-ĐT đang tích cực triển khai là xây dựng hệ thống tài nguyên số, khai thác và sử dụng hiệu quả kho học liệu số, học liệu điện tử toàn ngành. Đây là điều kiện quan trọng tạo môi trường học tập mở, giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu, là điều kiện quan trọng để xây dựng xã hội học tập, hướng đến học tập suốt đời.
TPHCM với chủ trương xây dựng đô thị thông minh vào năm 2025, càng đòi hỏi ngành Giáo dục phải tiên phong trong chuyển đổi số để đáp ứng mục tiêu trên, nhiều cơ sở giáo dục của thành phố từng bước thực hiện chuyển đổi số với những mức độ khác nhau.