Kế toán thanh toán là người thực hiện các chứng từ thu – chi trong công ty cả khi có nhu cầu về thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
Trường hợp khách hàng thanh toán trực tiếp thì đến cty điền đầy đủ thông tin vào giấy đề nghị nộp tiền và sau đó nộp cho phòng kế toán.
Sau khi đã kiểm tra lại thông tin, nhân viên phòng kế toán sẽ lập phiếu thu đưa cho khách hàng để mang tiền nộp cho thủ quỹ.
Khi thủ quỹ đã thu đầy đủ tiền thì sẽ ký tên và đóng dấu là đã thu tiền.
Và căn cứ vào phiếu thu kế toán để tiến hành vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp phải thu của khách hàng.
Nếu khách hàng thanh toán qua ngân hàng, thì sau khi gửi tiền vào tài khoản ngân hàng sẽ có giấy báo gửi về cho công ty. Từ đó, dựa vào giấy báo để kế toán vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp phải thu của khách hàng.
Hàng hóa sau khi đã đến tay khách hàng, thì khách hàng được quyền kiểm tra chất lượng cũng như số lượng.
Nếu số lượng hàng hóa đáp ứng đúng theo yêu cầu của bên mua thì ký kết hợp đồng sẽ được khách hàng chấp nhận thanh toán. Còn trường hợp những sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu bên mua sẽ gửi trả hàng lại công ty.
Sau đó sẽ căn cứ vào hóa đơn GTGT và số lượng hàng của khách hàng thực tế chấp nhận và lượng hàng hóa bị gửi trả lại vì lý do không đáp ứng được yêu cầu. Tiến hành ghi sổ doanh thu và khoản hàng bán bị trả lại để giảm trừ doanh thu. Sau đó, sẽ lập các khoản phải thu tương ứng đối với từng khách hàng.
Kế toán thanh toán làm những công việc gì?
Kế toán thanh toán thực hiện quản lý, theo dõi các khoản thu trong DN:
Sẽ trực tiếp thu tiền của các đối tượng bên trong và bên ngoài DN chẳng hạn như là thu tiền góp vốn của cổ đông. Hàng ngày, thu tiền của thu ngân và thu hồi công nợ phải thu đối với khách hàng.
Theo dõi cả tiền gửi ngân hàng.
Luôn theo dõi và có trách nhiệm đôn đốc các khoản phải thu của các cổ đông.
Phải quản lý nghiêm khắc các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thu-chi dòng tiền.
Kế toán thanh toán sẽ thực hiện quản lý, theo dõi các khoản chi trong DN:
Thường xuyên lập các kế hoạch, vạch ra chiến lược về việc thanh toán các khoản công nợ với những nhà cung cấp.
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng TGNH cho các nhà cung cấp. Và lập ra phiếu thanh toán (phiếu chi hay giấy báo nợ của ngân hàng,…).
Thanh toán các khoản chi nội bộ chẳng hạn như: thanh toán tạm ứng, thanh toán lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho người lao động.
Kế toán thanh toán theo dõi, quản lý chung về quỹ tiền mặt:
Sát sao hơn với thủ quỹ để thu-chi theo đúng quy định. Cần lập ra các báo cáo tồn quỹ cuối mỗi kỳ kế toán.
Công việc của một kế toán thanh toán phải được kết hợp cùng với các bộ phận kế toán chi tiết khác, thì mới có thể hoàn thiện tốt công tác kế toán trong DN được.
Cần học những gì để trở thành kế toán thanh toán?
Học những kiến thức chung về kinh doanh và quản lý.
Học kiến thức chuyên môn nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
Học các chế độ kế toán áp dụng trong các lĩnh vực SXKD, thương mại, dịch vụ và xây dựng,…
Học về kỹ năng thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình. Và các kết quả hoạt động kinh doanh làm cơ sở cho việc điều hành, tổ chức quản lý và các quyết định về kinh doanh.
Bên cạnh đó bạn còn phải học các kỹ năng mềm chẳng hạn như giao tiếp, đàm phán hoặc làm việc theo nhóm,…
Đây là nỗi boăn khoăn của các học sinh có dự định đăng ký xét tuyển ngành Kế toán. Bên cạnh đó, nhiều luồng thông tin trái chiều về cơ hội nghề nghiệp của ngành Kế toán cũng làm nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng về lĩnh vực làm việc của ngành này.
Hiện nay, với những ưu điểm vượt trội khi thực hiện giao dịch online, việc chuyển tiền từ tài khoản công ty sang cá nhân hoặc chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào công ty là việc thường xuyên xảy ra.