Huyền sâm là một dược liệu quý có từ lâu đời trong Y học cổ truyền, được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y. Với thành phần hóa học đa dạng, đặc biệt là saponin, nó có tiềm năng chữa trị nhiều bệnh lý từ viêm nhiễm, sốt nóng đến các vấn đề tim mạch và da liễu.
Huyền sâm còn được gọi là hắc sâm hoặc nguyên sâm, là dược liệu thu được từ rễ phơi hoặc sấy khô của cây Huyền sâm (thuộc họ Hoa mõm chó - Scrophulariaceae).
Cây Huyền sâm là loài thân cỏ sống lâu năm có hai loài phổ biến: Scrophularia buergeriana với hoa trắng hoặc vàng nhạt, và Scrophularia ningpoensis với hoa mọc thành tán màu vàng nâu hoặc tím đỏ. Quả có dạng nang hình trứng chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.
Huyền sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện được trồng ở một số tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ của Việt Nam. Cây ưa thích khí hậu nhiệt đới núi cao, độ cao từ 1000 đến 1700m, nhiệt độ trung bình 15 - 18 độ C và độ ẩm khoảng 80%. Quá trình thu hoạch bao gồm đào lấy rễ, rửa sạch bụi bẩn, cắt bỏ rễ nhỏ và phân loại theo kích thước.
Công dụng của Huyền sâm theo Y học Cổ truyền
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Xuân Xã hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Huyền sâm có vị đắng, ngọt, tính mát, quy kinh Phế và Thận. Tác dụng chính trong Đông y là tư âm giáng hỏa, sinh tân, lương huyết giải độc, hoạt trường và nhuận táo. Nó được dùng để điều trị các chứng nóng trong người, sốt cao về chiều, lở lưỡi, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón, làm mềm các khối u rắn.
Một số bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng Huyền sâm
- Tăng dịch thang với các thành phần (Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn đông) chữa sốt cao, nóng trong, khô khát, táo bón
- Thanh dinh thang với các thành phần (Sinh địa, Tê giác/thay thế, Huyền sâm, Kim ngân hoa...) chữa sốt cao, mê sảng, mất ngủ, khát .
- Thiên vương bổ tâm đan với các thành phần (Nhân sâm, Huyền sâm, Đan sâm...) chữa mất ngủ, mệt mỏi, hồi hộp .
- Bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan gồm Huyền sâm, Bạc hà, Sinh địa, Ô mai, Mạch môn...
- Bài thuốc chữa tróc da tay gồm Huyền sâm, Sinh địa.
Bên cạnh đó, thầy thuốc Đông y cho biết một số lưu ý khi sử dụng dược liệu Huyền sâm chữa bệnh như sau:
- Chống chỉ định với người Tỳ hư, Tỳ vị có thấp, tiêu chảy, âm hư kèm tiêu chảy, âm hư không có nhiệt, huyết hư, đình ẩm, huyết thiếu, hàn nhiệt, mắt mờ, chi mãn.
- Kiêng không dùng chung với Sơn thù, Can khương, Đại táo, Hoàng kỳ, đặc biệt là Lê lô.
- Tác dụng phụ có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim, chán ăn, buồn nôn.
- Thận trọng khi dùng chung với thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế beta và thuốc chống loạn nhịp.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Huyền sâm là một dược liệu quý có từ lâu đời trong Y học cổ truyền, được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y. Với thành phần hóa học đa dạng, đặc biệt là saponin, nó có tiềm năng chữa trị nhiều bệnh lý từ viêm nhiễm, sốt nóng đến các vấn đề tim mạch và da liễu.
Tỳ bà diệp là một vị thuốc quý trong kho tàng y học cổ truyền, nổi bật với công dụng chữa ho, thanh phế, hóa đờm. Với tính chất mát, vị đắng nhẹ, dược liệu này từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là ho do phế nhiệt, ho lâu ngày, viêm họng, viêm phế quản.
Đại táo không chỉ là loại quả quen thuộc trong ẩm thực mà còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Với vị ngọt, tính ôn và nhiều công dụng trị liệu, đại táo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách.
Trong kho tàng dược liệu phương Đông, củ bình vôi là một trong những vị thuốc quý được ghi chép nhiều trong các sách y học cổ. Với công dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ và điều trị nhiều chứng bệnh về thần kinh, loại củ này từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong các bài thuốc Đông y.