Khám phá công dụng của Đậu đỏ trong y học cổ truyền

Thứ tư, 28/02/2024 | 08:58
Theo dõi ULTV trên

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với tên gọi khác là đậu phộng, là một loại thực phẩm được ưa chuộng và cũng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Với vị ngọt, tính ôn hòa, đậu đỏ được coi là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền Á Đông.

Khám phá công dụng của Đậu đỏ trong y học cổ truyền

Đậu đỏ, có tên khoa học là Vigna angularis, là một loại đậu thuộc họ Fabaceae, phổ biến và được ưa chuộng trong ẩm thực và y học cổ truyền nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong nền ẩm thực Á Đông.

Theo Y học cổ truyền, hạt Đậu đỏ có công dụng lợi tiểu, dưỡng huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ, chữa viêm phù thận, trị bí tiểu, da vàng. Theo đó, Đậu đỏ có vị ngọt chua, không độc, tính bình,  về mặt dược tính kiêm cả công lẫn bổ; thủy thũng, đái tháo,  đi tả, nôn mửa, đau buốt cơ thể, trị được các chứng mụn lở, bế trướng trong thận,… Ngoài ra, trong sách “Bản thảo cửu hoang” của Hoàng Sơn Cốc có chép: hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn rất bổ, thay được cơm gạo. Đồng thời khi thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ hỗ trợ giúp mắt sáng.

Những món ăn bài thuốc từ đậu đỏ luôn có những tác dụng nhất định giúp cơ thể không chỉ người bình thường mà những người đang mắc bệnh có khả năng khỏi bệnh nhanh chóng. Đồng thời những bài thuốc nam từ đậu đỏ vô cùng đơn giản, hơn nữa đậu đỏ là nguyên liệu dễ tìm mua nên những bài thuốc từ đậu đỏ luôn được người tiêu dùng tìm hiểu.

Chia sẻ của TS Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Đậu đỏ thường được coi là một nguồn dưỡng chất tốt và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của Đậu đỏ trong y học cổ truyền:

Trị viêm thận cấp tính: Không đơn giản là nguyên liệu trong nấu ăn, hạt đậu đỏ còn được ví như một vị thuốc nam hiệu quả trong việc điều trị viêm thận cấp tính. Chỉ với 50g đậu đỏ, cá chép 1 con, 1kg bí đao và hành hoa, bạn đã có thể chế biến thành món canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái. Bạn hãy ăn nóng, ngày ăn 1 lần và ăn liên tục 5-7 ngày.

Trị phù thũng, tiểu tiện không thông: Chỉ với đậu đỏ 20g, hạt bo bo 30g, gạo tẻ 30g, bạn đã có muốn ăn bài thuốc bổ dưỡng trị phù thũng, tiểu tiện không thông. Đối với bài thuốc này, bạn ngâm đậu đỏ ngâm mềm để nấu trước, rồi cho gạo tẻ, hạt bo bo vào nấu nhừ, thêm đường. Ngày ăn món ăn bài thuốc này 2 lần. Đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả chính là một trong những điểm nhấn giúp bài thuốc này lưu truyền lâu trong nhân gian.

Trị tiểu đường, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đây chính là một trong những món ăn bài thuốc được nhiều chị em áp dụng nhất. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản nhưu đậu đỏ 30g, bí đao 1kg. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau và ăn cái, uống nước sẽ giúp làn da bạn sạch mụn nhanh chóng.

Trị bệnh gan cấp hiệu quả: Nếu ai bị bệnh gan cấp thì đậu đỏ là nguyên liệu không chỉ rẻ mà có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh gan cấp hoặc vàng da bằng đậu đỏ. Với 30g xích tiểu đậu, 30g nhân hạt lạc và đường cát lượng nấu cùng với nhau và ăn 3 lần trong một ngày để phát huy hết ý tưởng của thuốc.

Đậu đỏ không chỉ mang lại hương vị ngon miệng trong ẩm thực mà còn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến