Lá Khôi tía bài thuốc y học cổ truyền điều trị đau dạ dày

Thứ sáu, 03/05/2024 | 15:39
Theo dõi ULTV trên

Khôi tía là một vị thuốc có khả năng chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Bởi các hoạt chất trong lá khôi có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, giúp se vết loét và giảm đau dạ dày một cách nhanh chóng

Hãy cùng giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của lá Khôi tía này nhé.!

Lá Khôi tía là gì?

 

01714725634.jpeg

Lá Khôi tía

Cây Khôi tía còn gọi là lá khôi, khôi nhung, độc lực, đơn tướng quân. Khôi tía có pháp danh khoa học là Ardisia sylvestris Pitard, thuộc họ Đơn nem ( Myrsinaceae) được phân bố phổ biến ở các tỉnh miền núi nước ta như: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình.

Khôi tía thuộc cây bụi nhỏ, mọc thẳng đứng, cao khoảng 1.5 – 2m. Lá Khôi thường tập trung ở ngọn, mọc so le, dài 20-30 cm, rộng 6-8cm, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu đỏ tím, mép lá có khía răng nhỏ, cả hai mặt lá thường có lông mịn như nhung nên được gọi là khôi nhung. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, dài 10-15cm, hoa có màu hồng tím. Quả hình cầu, chín có màu đỏ. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 5-7, mùa quả chín khoảng tháng 8-10.

Lá khôi có 2 loại là lá khôi trắng và lá khôi tía. Cả 2 loại này đều được dùng làm thuốc chưa bệnh, tuy nhiên lá khôi tía được sử dụng phổ biến hơn.

Trong lá Khôi có chứa hại thành phần hoá học chính là Glycosid và Tanin. Ngoài ra, trong lá Khôi còn chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.

Những lợi ích tuyệt vời của lá Khôi tía đối với sức khoẻ

Theo Y học cổ truyền

Lá Khôi tía có vị chua, tính hàn, quy vào kinh Tỳ và kinh Vị, có tác dụng bình can tiêu độc, giải can khí uất – đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, lá Khôi còn có tác dụng chống dị ứng và kháng khuẩn.

Lá Khôi được sử dụng theo kinh nghiệm của người dân miền ngược vùng Thanh Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lạc thường dùng lá khôi chế biến, sắc uống để chữa đau bụng, đau dạ dày rất hiệu quả, chữa viêm họng, giảm tình trạng đau rát cổ họng, tiêu độc mát gan, điều trị ngứa, dị ứng, nổi mày đay, ghẻ lở và thấp khớp.

Bài thuốc đã được Hội đông y Thanh Hóa và các Viện Đông y sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày rất có hiệu quả với sự kết hợp 4 vị thuốc thảo dược bao gồm lá khôi 80g, lá Bồ Công Anh 40g, lá Khổ sâm 12g, cam thảo10g. Các vị thuốc này thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đói. Bài thuốc này dùng cho người có bụng đầy chướng, kém ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng và người có thể trạng sút kém.

Theo Y học hiện đại

Chiết xuất lá Khôi tía có tác dụng làm giảm nhu động ruột, trung hoà, làm giảm tiết acid dạ dày, từ đó giúp kiểm soát cơn đau dạ dày, giảm tần suất của cơn đau, cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, khó tiêu.

Bên cạnh đó, chiết xuất lá Khôi tía có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại vết thương hở, kích thích quá trình liền sẹo tốt hơn, phục hồi viêm loét bên trong dạ dày, giúp vết viêm dạ dày sớm liền, có thể góp phần vào việc tiêu diệt vi khuẩn HP, bảo vệ dạ dày và giảm khả năng hình thành khối u dạ dày, giảm sự co bóp của cơ tim, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, lá Khôi tía còn có thể giúp giải tỏa căng thẳng khi bạn bị áp lực, stress dẫn đến suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, suy giảm trí nhớ.

Nhờ các cơ chế tác dụng như trên mà lá Khôi tía được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, làm giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị.

11714725634.jpeg

Nước sắc Lá Khôi tía chữa đau dạ dày

Cách dùng, liều lượng lá khôi

Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh bị viêm loét dạ dày có thể dùng độc vị khôi tía vẫn có hiệu quả tốt. Liều dùng 30g ~ 40g lá khô hãm với 1 lít nước sôi, hãm trong thời gian khoảng 20 phút cho nước thuốc ngấm ra là có thể dùng được. Nước lá khôi tía dùng trước bữa ăn khoảng 15 phút, sử dụng hiệu quả nhất vào buổi sáng sớm.

Lưu ý khi sử dụng lá Khôi tía trong phòng bệnh và chữa bệnh

Chọn những lá khôi tía không bị héo, bị sâu để làm thuốc.

Rửa sạch sẽ lá khôi tươi trước khi sử dụng.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng lá khôi điều trị bệnh đau dạ dày để an toàn khi sử dụng.

Người bệnh nên sử dụng nước lá khôi trong một quá trình lâu dài, không được uống thuốc ngắt quãng hoặc bỏ giữa chừng.

Lá khôi tía chỉ thích hợp điều trị bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát và không nên dùng để điều trị cho người mắc bệnh đau dạ dày nặng.

Trong suốt quá trình điều trị bệnh, người bệnh không được dùng những đồ ăn thức uống gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga, đồ ăn có nhiều dầu mỡ.

Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, loãng hoặc dễ tiêu để giảm tải cho hệ tiêu hóa.

Người bệnh uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm nhiều loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe.

Lá khôi là thuốc thảo dược được sử dụng hỗ trợ chưa bệnh, không thể thay thế thuốc đặc trị chữa đau dạ dày nên người bệnh không quá phụ thuộc vào phương pháp chữa bệnh này.

Người bệnh phải xây dựng một lối sống vui vẻ, lạc quan, không nên quá căng thẳng, lo âu. Tập thể dục mỗi ngày để giảm căng thẳng, giảm các triệu chứng bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tóm lại, lá Khôi tía là vị thuốc thảo dược lành tính, được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả và an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng lá Khôi tía trong hỗ trợ chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến