Cam thảo đã là một vị thuốc khá quen thuộc với nhiều người, vì nó có tác dụng bồi bổ, tăng trọng lượng của cơ thể, duy trì sức khỏe dẻo dai. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng nên thận trọng bởi vị thuốc tự nhiên này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi.
Tác dụng của Cam thảo
Theo chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tính năng của Cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế: Khi nướng lên thì có tính ấm, có thể dùng chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi…Nếu dùng sống thì Cam thảo có tính mát, có thể giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa loét đường tiêu hóa, giải độc. Đặc biệt, Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.
Tác hại của Cam thảo
Cam thảo mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều đó không có nghĩa nó hoàn toàn có lợi. Dùng Cam thảo không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể.
Không nên sử dụng Cam thảo dài ngày vì trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Nếu uống quá nhiều cam thảo đặc > 100 nước chiếu sẽ gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu.
Vào mùa hè, nhiều người sử dụng nhân trần và Cam thảo để làm nước uống hàng ngày, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo Đông y, nhân trần có vị cay, đắng, tính hàn dùng để mát gan, giảm đau đầu, cảm nhiệt. Cả cam thảo và nhân trần đều có những tác dụng tốt nhưng khi phối hợp lại với nhau sẽ gây hại, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.
Đối tượng không nên sử dụng Cao thảo
Vị thuốc Đông y Cam thảo kết hợp với nhân trần có thể gây ra ít sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có thai, ngoài ra, do nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ thải nhiều, các chất dinh dưỡng và lượng nước bị thải thường xuyên sẽ mất chất dinh dưỡng để nuôi thau, khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị đẻ non và dị tật thai nhi.
Đối với nam giới, nếu dùng cam thảo với liều lương trên 8g/ngày trong thời gian kéo dài sẽ gây bất lực, giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.
Các trường hợp như viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo. Những người bị táo bón lâu ngày, người cao tuổi, người viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng tốt nhất không nên sử dụng cam thảo.
Các trường hợp khác, mỗi ngày chỉ nên dùng một gói trà có cam thảo, không nên dùng những loại trà chưa cam thảo như trà bát bảo, nhân trần thay nước lọc.
Quýt gai là loài cây mọc hoang quen thuộc ở vùng đồng bằng, trung du Việt Nam, được dân gian tin dùng như một vị thuốc y học cổ truyền quý. Từ rễ, lá, thân đến quả, quýt gai mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, an toàn và dễ áp dụng.
Tang bạch bì – phần vỏ rễ của cây dâu tằm – là một vị thuốc được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyền. Không chỉ nổi bật với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh mãn tính, dược liệu này còn đóng vai trò trong việc điều hòa cơ thể, giúp an thần, tiêu viêm và tăng cường tuần hoàn khí huyết.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trong số các phương pháp điều trị hiện nay, Y học cổ truyền với các bài thuốc Đông y ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài và ít tác dụng phụ.
Viêm tuyến nước bọt là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều tuyến nước bọt trong cơ thể, bao gồm tuyến dưới hàm, tuyến mang tai và tuyến dưới lưỡi. Tình trạng này gây ra sự sưng đau và ảnh hưởng đến quá trình tiết nước bọt tự nhiên. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.