Phương thức tuyển sinh của tất cả các trường ĐH tại Nam Định năm 2022

Thứ ba, 17/05/2022 | 15:25

Nhằm tạo thuận lợi cho các sĩ tử trong việc tìm hiểu thông tin các trường ĐH tại TP Nam Định, bài viết xin tổng hợp phương thức tuyển sinh của các trường năm 2022.

1. Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định (mã YDD)

Đại học Điều Dưỡng Nam Định là một trong những ngôi trường đại học công lập nổi tiếng nhất tại mảnh đất Thành Nam. Đây là một trong những trường đào tạo về y khoa tại Nam Định.

Năm 2022 tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học của trường là 910 thí sinh cho hai ngành: ngành điều dưỡng 730 chỉ tiêu và ngành hộ sinh 180 chỉ tiêu. Tổ hợp xét tuyển của cả hai ngành trên đều là: B00, B08, D01, D07.

Trường sử dụng 3 phương thức tuyển sinh gồm: Xét kết quả học tập năm lớp 12 các môn thuộc tổ hợp xét tuyển; Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, trường thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

2. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định (mã: SKN)

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định chuyên đào tạo kỹ thuật đặt ứng dụng vào thực tế làm trọng tâm.

Theo đề án tuyển sinh 2022, năm nay trường ĐH Sư phạm kỹ thuật dự kiến tuyển sinh tổng 800 chỉ tiêu tuyển sinh cho 12 khối ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật ôtô, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện (chuyên ngành), Hệ thống điện (chuyên ngành), Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Kế toán, Quản trị kinh doanh.

truong-dai-hoc-su-pham-ky-thuat-nam-dinh
Đại học sư phạm Kỹ thuật Nam Định sử dụng 3 phương thức tuyển sinh năm 2022

Trường áp dụng 3 phương thức tuyển sinh sau: Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT. Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT của Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

3. Trường đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp Cơ sở Nam Định (mã DKD)

Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương Việt Nam, hàng năm trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của vùng đồng bằng sông Hồng và đất nước thời kỳ hội nhập.

Năm 2022 trường dự kiến tuyển sinh 4.300 chỉ tiêu cho cả 2 cơ sở Hà Nội và Nam Định, với 17 chuyên ngành đào tạo. Đồng thời sử dụng 5 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển thẳng theo quy định của BGD&ĐT và theo đề án tuyển sinh riêng, không giới hạn chỉ tiêu; Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo các tổ hợp môn xét tuyển tương ứng với ngành đăng ký xét tuyển với tổng chi tiêu dự kiến tối đa 60%; Xét tuyển dựa trên kết quả đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022 với tổng chỉ tiêu dự kiến tối thiểu 15%. Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2022 với tổng chỉ tiêu dự kiến tối thiểu 15%; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT (Học bạ) với tổng chỉ tiêu dự kiến tối thiểu 10 %.

4. Trường Đại học Lương Thế Vinh (mã DTV)

IMG_3587
ĐH Lương Thế Vinh tuyển sinh đại học hệ chính qui năm 2022

Trường ĐH Lương Thế Vinh là cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, trường đào tạo đa ngành, với các hệ đào tạo của trường bao gồm: Cao học, Đại học, Cao đẳng, Liên thông Trung cấp – Cao đẳng, Liên thông Cao đẳng – Đại học và hệ đào tạo vừa học vừa làm.

Tuyển sinh đại học năm nay, trường dự kiến tuyển sinh 1940 chỉ tiêu cho 9 ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế Toán, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông, Công nghệ thông tin, Thú Y, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử.

Năm nay trường sử dụng 3 phương thức tuyển sinh là xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT(20% chỉ tiêu), xét tuyển theo kết quả học tập ở bậc THPT (70% chỉ tiêu) và xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực (10% chỉ tiêu).

Vì sao nhiều học sinh đổ xô đăng ký học Cao đẳng ngành Y đa khoa?

Vì sao nhiều học sinh đổ xô đăng ký học Cao đẳng ngành Y đa khoa?

Theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế khám chữa bệnh giai đoạn từ năm 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050, Bộ Y tế dự báo nhu cầu cần bổ sung 92.500 giường bệnh và nhân lực có trình độ Đại học Y, Cao đẳng Y tiếp tục tăng về số lượng và chất lượng.
Đào tạo Bác sĩ Y khoa Việt Nam và Hoa Kỳ khác nhau như thế nào?

Đào tạo Bác sĩ Y khoa Việt Nam và Hoa Kỳ khác nhau như thế nào?

Các Trường đại học y khoa ở Hoa Kỳ yêu cầu người muốn theo học đại học ngành y khoa phải là người đã có một bằng cử nhân (pre-med) rồi mới được nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học y (Medical College Admission Test).
Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Khi ngành chăm sóc sức khỏe đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về nhân lực ngành y dược cũng ngày càng tăng. Với sự đặc thù trong công việc, nhân viên y dược nhận được sự kính trọng của xã hội cùng với nhiều mức thu nhập hấp dẫn. Vậy học y nên chọn ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời về vấn đề này.
Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Đăng ký trực tuyến