Rau cải trời và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe theo góc nhìn của bác sĩ Y học cổ truyền

Thứ năm, 27/03/2025 | 16:38
Theo dõi ULTV trên

Rau cải trời (hay còn gọi là cải hoang) là loài thực vật hoang dã thuộc họ Cải (Brassicaceae), thường xuất hiện tự nhiên tại nhiều khu vực nông thôn. Loại rau này không chỉ là nguồn thực phẩm dân dã mà còn được đánh giá cao về giá trị dược liệu trong y học cổ truyền.

rau-cai-troi

Rau cải trời chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, vitamin A, vitamin K, các chất chống oxy hóa và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt, loài rau này chứa hàm lượng cao các hợp chất flavonoid và polyphenol, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ tế bào khỏi tác nhân gây hại.

Những lợi ích sức khỏe của rau cải trời gồm:

1. Hỗ trợ tiêu hóa

Rau cải trời chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện, ngăn ngừa tào bón và thúc đẩy sự bài tiết dịch tiêu hóa. Ngoài ra, hợp chất flavonoid trong loại rau này còn có tác dụng kháng viêm, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột.

2. Thanh nhiệt, giải độc

Theo y học cổ truyền, rau cải trời có tính mát, thường được dân gian sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ thải độc và giúp gan hoạt động hiệu quả. Nó rất thích hợp cho những người bị nóng trong, nổi mụn và ngứa ngáy.

3. Hỗ trợ điều hòa huyết áp

Các chất oxy hóa và kali trong rau cải trời có tác dụng điều hòa huyết áp, giúp giảm nguy cơ cao huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ vào lượng vitamin C dồi dào, rau cải trời giúp tăng cường sự chống chịu của cơ thể trước tác nhân gây bệnh, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

5. Chống oxy hóa, làm đẹp da

Nhờ chứa nhiều flavonoid và vitamin A, C, rau cải trời giúp chống oxy hóa, giảm tình trạng lão hóa da, ngăn ngừa tình trạng da xạm, nám và nổi mụn.

Bên cạnh đó, theo TS Lê Xuân Hùng, giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, rau cải trời được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác nhau:

- Bệnh tĩnh mạch viêm hoặc tắc: Kết hợp cải trời với các dược liệu như thổ phục linh, cam thảo, ngưu tất, kim ngân hoa… sắc nước uống.

- Trẻ em bị thủy đậu: Dùng cải trời chung với bồ công anh, sài đất, cam thảo nam, thổ phục linh, sắc uống trong ngày.

- Bệnh vảy nến, ngân tiêu: Cải trời kết hợp thổ phục linh, sắc nước uống trong ngày.

- Vết thương hở, mụn: Uống nước cải trời hàng ngày, đồng thời giã nát lá đắp trực tiếp lên da.

- Bệnh lao hạch, hạch có mủ: Cải trời kết hợp xạ can, sắc uống thường xuyên giúp cải thiện bệnh.

- Viêm âm đạo, bạch đới, sưng đau tay chân: Kết hợp cải trời với dây kim ngân, hy thiêm, huyết dụ, mộc thông, sắc uống.

- Viêm tắc tĩnh mạch chi: Dùng cải trời với huyền sâm, độc hoạt, đương quy, ngưu tất, thổ phục linh… sắc uống mỗi ngày.

Rau cải trời vừa là thực phẩm bổ dưỡng vừa là vị thuốc quý, nhưng cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ như khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt hay giảm thị lực. Việc lạm dụng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, cải trời có hình dáng giống với cây hạ khô thảo bắc, do đó cần cẩn trọng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến