Thầy thuốc chia sẻ một số bài thuốc Đông y trị bệnh từ cây Đơn Buốc

Thứ ba, 26/12/2023 | 15:01
Theo dõi ULTV trên

Cây Đơn buốt là loài cây hoang dại, thường mọc thành bụi ở đồng cỏ hay ven đường. Nhưng ít ai biết rằng đây cũng là một loại dược liệu Đông y có thể được dùng với mục đích chữa bệnh.

cây đơn buốc

Tìm hiểu về cây Đơn buốt

Cây Đơn buốt thuộc họ Cúc – Asteraceae, cây có nhiều tên gọi khác nhau như cây đơn kim, cây xuyến chi, cây cúc áo hay cây quỷ châm thảo,… Tại Việt Nam, cây đơn buốt thường được phân bố nhiều ở các tỉnh Trung du và ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Cây Đơn buốt là loài cây cỏ mọc hoang, cây thường mọc thành bụi, thân cây cao trung bình từ 40 – 100 cm. Phần thân và cành cây có các rãnh chạy dọc và có lông trên bề mặt thân. Từ tháng 3 – tháng 5 và tháng 8 – 10 là mùa cây ra hoa. Cánh hoa Đơn buốt có màu trắng, nhụy hoa có màu vàng và cụm hoa mọc có gai, hoa mọc đơn độc hoặc hoa tập trung mọc nhiều trên đầu cành và nách lá. Khi hoa già, phần nhụy hoa sẽ phát triển trở thành hạt buốt, hạt có hình quả bế và có gai ở phía đầu hạt.

Công dụng của cây Đơn buốt đối với sức khỏe

Cây Đơn buốt là loại dược liệu có rất nhiều lợi ích và tác dụng tốt đối với sức khỏe có thể kể đến như:

Trong Đông y

Dược liệu Đơn buốt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân, hoạt huyết, khu phong, tan máu ứ đọng. Đơn buốt là loại dược liệu được dùng để điều trị trong những trường hợp bệnh lý như viêm ruột thừa, da nổi mẩn ngứa, viêm dạ dày, sưng đau họng, bị chấn thương tụ máu, đau nhức xương khớp,…

Trong Tây y

Lá cây Đơn buốt có chứa hàm lượng tinh dầu cao và các chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Ngoài ra, cây Đơn buốt còn chứa polyynes và flavones. Hai chất này có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u ác tính và cải thiện được một số biến chứng ở những người mắc bệnh đái tháo đường.

Những bài thuốc Đông y từ dược liệu Đơn buốt

1. Bài thuốc điều trị viêm dạ dày

Bài thuốc 1: Dùng 30 – 60g Đơn buốt đem sắc cùng 800 ml nước cho đến khi lượng nước còn phân nửa. Uống 4 lần/ngày và sử dụng với liều 1 thang/ngày.

Bài thuốc 2: Đem một lượng Đơn buốt nấu thành cao đặc, dùng khoảng 6g cao hòa cùng nước gừng tươi và uống.

2. Bài thuốc trị viêm ruột thừa

Dùng 4 – 16g dược liệu Đơn buốt sắc cùng 1 thăng nước, sắc ở lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Sau đó, chia thành nhiều lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm, dùng với liều lượng 1 thang/ngày.

3. Bài thuốc điều trị mẩn ngứa da

Dùng 100 – 200g dược liệu Đơn buốt nấu cùng 4 – 5 lít nước. Phần nước sau khi nấu xong sẽ dùng để tắm, phần bã đem xát kỹ lên phần da có vết mẩn ngứa. Tắm từ 1- 2 ngày sẽ có hiệu quả.

4. Bài thuốc chữa viêm họng cấp tính

Dùng khoảng 30 – 60g dược liệu Đơn buốt giã nát, lấy phần nước cốt chia làm 3 – 4 phần dùng để uống lần trong ngày. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang. Có thể thêm vài hạt muối hay 1 thìa mật ong vào uống cùng.

5. Bài thuốc điều trị đau nửa đầu

Cho hỗn hợp gồm: 30g Đơn buốt, 3 trái đại táo sắc cùng nước, sắc ở lửa nhỏ trong 30 phút;, chia nước thành nhiều phần nhỏ uống nhiều lần trong ngày.

Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu Đơn buốt

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho hay, vì Đơn buốt có khả năng hút độc rất mạnh nên trước khi dùng phải tìm hiểu kĩ nguồn gốc dược liệu, không dùng phần dược liệu được thu hái ở các vùng đất có chứa độc tố hay có nhiều kim loại nặng trong đất.

Không được sử dụng dược liệu đơn buốt cho phụ nữ đang mang thai và người có cơ địa hay bị dị ứng.

Trong quá trình sử dụng nếu thấy có những biểu hiện bất thường phải ngừng dùng lập tức và đến gặp bác sĩ hay nhân viên y tế để thăm khám.

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Cây chành rành, còn được gọi là cây chằn rằn, mang tên khoa học Dodonaea viscosa (L.) Jacq., thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta.
Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Trong góc vườn nhà người Việt có những nguyên liệu tưởng như chỉ dùng để nấu ăn lại chính là “kho tàng” hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến hoa và ngọn của cây bí đỏ – một loại rau quen thuộc mà hữu dụng bậc nhất trong y học cổ truyền.
Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Ngành thú y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đang gia tăng nhu cầu nhân lực mạnh, được xếp hạng cao trong danh sách các ngành nghề dễ tìm việc thu nhập tốt trong tương lai.
Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Đăng ký trực tuyến