Thì là: Dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Thứ bảy, 04/05/2024 | 08:23
Theo dõi ULTV trên

Trong Đông y, hạt Thì là được coi như một vị thuốc quý chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin rất có lợi cho sức khỏe và điều trị một số bệnh hiệu quả.

hạt Thì là

Thì là hay thìa là là một loài cây lấy lá làm gia vị và lấy hạt làm thuốc được sử dụng rất phổ biến ở châu Á và vùng Địa Trung Hải.

Cây thì là vốn được biết đến là một loại rau gia vị dùng trong các món ăn như canh cá, chả cá, chả mực giúp giảm mùi tanh hiệu quả. Thì là có tính nóng, mùi thơm đặc trưng giúp điều hòa khí âm dương, kích thích tiêu hóa.

Tất cả các bộ phận của cây thì là đều có thể ăn được bao gồm cả hạt. Hạt thì là cũng được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc tại gia, dùng để tăng hương vị cho món ăn, làm kẹo. Hạt cây thì là được dùng gia vị trong nấu ăn có vị ngọt như vị cam thảo.

Ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị, hạt thì là còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người:

Làm thức ăn giảm cân

Một nghiên cứu của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, thì là có thể giúp giảm cân, giảm mỡ và giảm lượng cholesterol xấu thừa trong máu có hại cho cơ thể. Ấn tượng hơn, tỉ lệ mỡ trong cơ thể các thành viên nhóm thì là giảm gấp nhiều lần so với nhóm còn lại.

Ngăn ngừa ung thư

Cũng như công dụng của củ cải đường chất anethole có trong cây thì là có thể làm giảm viêm nhiễm và có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Chất xơ có trong thì là có tác dụng ngăn ngừa ung thư đường ruột, do nó có thể loại bỏ độc tố và chất gây ung thư từ ruột.

Chữa chứng bệnh rối loạn tiêu hóa

Theo Tiến sĩ Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em lấy 2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thì là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Ngăn ngừa loãng xương

Trong hạt thì là có chứa rất nhiều canxi, lá thì là không chỉ có tác dụng ngăn ngừa loãng xương mà còn có khả năng tăng cường sức đề kháng cho xương. Sử dụng thì là thường xuyên như một phần của chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn chặn chứng loãng xương gây ra do sự thiếu hụt canxi.

Chữa mất ngủ

Ăn canh rau thìa là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.

bai thuoc quy y hoc co truyen

Chữa mụn nhọt sưng tấy

Giã nát lá thì là tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, mụn sẽ bị hết mủ và liền rất nhanh. Lá thì là đun trong dầu vừng để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.

Chữa chứng bệnh đái rắt

Khi đi tiểu thấy đau buốt, tiểu liên tục cả ngày, lượng nước tiểu, bạn hãy dùng một nắm thìa là, tẩm với nước muối, sao vàng lên và tán thành bột mịn, dùng bánh dầy chấm với bột này ăn rất tốt.

Chữa chứng tỳ yếu, thận suy

Dùng 50 gr quả thìa là sắc với 300 ml nước, còn 100 ml thì chia uống trong ngày, mỗi lần uống khoảng 30 – 50 ml. Kiên trì dùng liên tục 5 – 7 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Bảo vệ tim

Trong sách bài thuốc Y học cổ truyền cũng có ghi thì là có tác dụng cực tốt trong việc bảo vệ tim mạch. Sử dụng thì là thường xuyên không chỉ làm giảm nồng độ cholesterol xấu và triglycerides trong máu mà còn cải thiện cholesterol tốt bên trong cơ thể.

Chữa tiêu chảy và kiết lỵ

Chất dầu trong hạt thì là có khả năng chữa chứng no hơi, đầy bụng. Lấy hạt thì chiên cùng với bơ và hạt của cây cỏ cari, hỗn hợp này được xem như một loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ cấp tính. Để có tác dụng tối đa có thể nướng hạt cho vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, dùng 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Thìa là có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong một số trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh, so mang thai, dùng 60g dịch chiết lá thìa là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Ngoài những lợi ích ở trên trong thì là còn chứa một số hợp chất khác gây hại cho sức khỏe nên khi sử dụng bạn phải hết sức chú ý, tác dụng phụ có thể là gây ảo giác, tê liệt thần kinh.

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trong số các phương pháp điều trị hiện nay, Y học cổ truyền với các bài thuốc Đông y ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài và ít tác dụng phụ.
Viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều tuyến nước bọt trong cơ thể, bao gồm tuyến dưới hàm, tuyến mang tai và tuyến dưới lưỡi. Tình trạng này gây ra sự sưng đau và ảnh hưởng đến quá trình tiết nước bọt tự nhiên. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Rau má: Từ thực phẩm quen thuộc đến vị thuốc quý

Rau má: Từ thực phẩm quen thuộc đến vị thuốc quý

Rau má không chỉ là một thành phần trong bữa ăn hàng ngày, rau má còn được biết đến rộng rãi trong y học cổ truyền nhờ những đặc tính dược liệu phong phú.
Thảo dược hỗ trợ người bệnh đái tháo đường: Giải pháp từ Y học cổ truyền

Thảo dược hỗ trợ người bệnh đái tháo đường: Giải pháp từ Y học cổ truyền

Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh thuốc và lối sống lành mạnh, thảo dược Y học cổ truyền đang được nhiều người lựa chọn hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến