Thiết kế vi mạch là một ngành học cũng siêu hót trong thời điểm hiện nay. Đây là một ngành học không dễ, nhưng có cơ hội việc công việc vô cùng rộng mở, được các doanh nghiệp săn đón, mức lương bổng tăng phi mã.
Thiết kế vi mạch là một ngành học cũng siêu hót trong thời điểm hiện nay. Đây là một ngành học không dễ, nhưng có cơ hội việc công việc vô cùng rộng mở, được các doanh nghiệp săn đón, mức lương bổng tăng phi mã.
Thiết kế vi mạch còn có tên khoa học là Integrated circuit design hay VLSI design, ngành này chuyên nghiên cứu, phát triển, chế tạo các chip điện tử - còn gọi là mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit). Đây được xem là ngành học còn hot hơn cả ngành Khoa học máy tính.
Thiết kế vi mạch cần nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau. Những kỹ sư Thiết kế vi mạch không chỉ phải nắm chắc được nhóm kiến thức chung của ngành điện tử như kiến thức về mạch điện và mạch điện tử, kiến thức về linh kiện điện tử; kiến thức về vi điều khiển, vi xử lý; Kiến thức về lập trình với ngôn ngữ Assembly và C cho vi điều khiển và vi xử lý.
Sinh viên ngành Thiết kế vi mạch còn phải thành thạo những kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc thiết kế vi mạch (nhóm kiến thức chuyên môn chung) như là kiến thức về quy trình thiết kế vi mạch (design flow; kiến thức về các thành phần logic (logic component); Kiến thức về thiết kế mạch số (digital logic circuit design); Kiến thức về CMOS; Kiến thức về ngôn ngữ lập trình; nhóm kiến thức chuyên sâu đối với từng công việc cụ thể; Các kỹ thuật thiết kế, ... Kiến thức về các phương pháp kiểm tra thiết kế như mô phỏng (simulation) hay kiểm tra formal (formal verification); Kiến thức về quy trình thiết kế vật lý (physical design flow) và custom design…
Ngoài ra nhóm kiến thức hỗ trợ cho ngành thiết kế vi mạch cũng vô cùng rộng như kiến thức về ngôn ngữ thiết kế và mô phỏng hệ thống SystemC để xây dựng môi trường mô phỏng và mô tả thiết kế; Kiến thức về nền tảng Linux; Kiến thức về các editor; Ngôn ngữ script; Kiến thức về; Kiến thức về các phần mềm dùng trong thiết kế vi mạch….
Bên cạnh khối lượng kiến thức khổng lồ trên, một kỹ sư thiết kế vi mạch còn phải có niềm yêu thích đặc biệt với Vật lý; luôn có tinh thần ham học hỏi, cập nhật kiến thức, xu hướng; chịu được áp lực cao và có thể làm việc lâu dài với máy móc; kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả; có trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là có đức tính tỉ mỉ cẩn thận…
Vị trí kỹ sư Thiết kế vi mạch là công việc thu hút được xem là một trong số công việc đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn cho người lao động. Xét trong mặt bằng chung thì tùy vào từng quốc gia khác nhau mà các kỹ sư thiết kế vi mạch sẽ được trả những mức lương khác nhau. Ngoài ra, lương kỹ sư thiết kế vi mạch còn chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng, năng lực thực tế, vị trí địa lý doanh nghiệp,…
Theo nghiên cứu từ nhà tuyển dụng, ứng viên, cùng những thông tin khác, ban truyền thông trường đại học Lương Thế Vinh đã tổng hợp được mức lương của kỹ sư thiết kế vi mạch như sau:
Với kỹ sư có kinh nghiệm dưới một năm mức lương trung bình dao động khoảng 10 - 15 triệu đồng một tháng khi làm việc trong các doanh nghiệp nội địa. Với các doanh nghiệp nước ngoài thì con số này có thể tăng lên rất nhiều đặc biệt là khi bạn làm việc tại Mỹ, Singapore, Nhật Bản hay châu Âu.
Mức lương của kỹ sư thiết kế vi mạch có kinh nghiệm từ một đến 4 năm sẽ dao động từ 15 đến 25 triệu đồng.
Kinh nghiệm từ 5 trở lên, Kỹ sư thiết kế vi mạch có sẽ có mức lương trung bình từ 25 - 30 triệu/ tháng, trong đó bao gồm cả tiền thưởng và những phụ cấp hấp dẫn khác.
Vị trí kỹ sư Thiết kế vi mạch là công việc thu hút được xem là một trong số công việc đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn cho người lao động.
Một số liệu khác cho thấy, mức lương nhiều kỹ sư lâu năm có thể lên đến $4000. Mỗi năm công ty tăng lương 1 lần, bonus 2 lần, 1 tháng lương 13, mua bảo hiểm cho gia đình và con cái, môi trường làm việc rất chuyên nghiệp, đặc biệt thời gian làm việc thoải mái và có cơ hội đi nước ngoài nhiều lần.
Hiện nay nhiều trường đại học có khoa điện-điện tử, điện tử viễn thông hoặc khoa công nghệ đều giảng dạy các kiến thức cơ bản liên quan đến công nghệ vi mạch, mạch tích hợp (integrated circuit) hoặc bán dẫn (semiconductor) qua trung tâm Semicon, các thí sinh có thể tham khảo như ĐH Bách khoa Hà Nội; ĐH Bách Khoa TP. HCM; ĐH Công nghiệp Hà Nội; ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Lương Thế Vinh – TP Nam Định; ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM; ĐH Công nghệ Thông tin TP. HCM; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.