Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của Cây Thù Lù

Thứ tư, 08/11/2023 | 09:04
Theo dõi ULTV trên

Theo Đông y, Cây Thù Lù được biết đến như một loại thuốc đông dược sử dụng các bộ phận để chữa một số bệnh.

cầu thù lù

Cây thù lù là gì?

Cây Thù Lù hay còn được gọi là cây tầm bóp, cây lồng đèn. Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi: bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê… Đây là loại cây thảo mọc quanh năm, cao từ 50- 90 cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Quả Cây Thù Lù mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín có màu hơi đỏ, vị chua, bao trùm bên ngoài như cái túi, bên trong chứa nhiều hạt. Bộ phận sử dụng làm thuốc của cây thù lù là toàn cây.

Theo giảng viên Nguyễn Lan Hương đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, toàn cây thù lù có vị đắng, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, tiêu đờm, làm êm dịu cổ họng.

Tác dụng chữa bệnh của Cây Thù Lù

Cây thù lù thường dùng trong các trường hợp cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Quả tầm bóp ăn được và dùng trị đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng. Rễ cây tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị chứng đái tháo đường… Lá cây tầm bóp rất tốt cho dạ dày, do đó ngoài việc dùng tầm bóp làm thuốc chữa bệnh người ta còn dùng thứ cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn. Lẩu rau tầm bóp cũng là một món ngon, lạ chúng ta nên thưởng thức.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Cây Thù Lù

Giảng viên Lan Hương chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh từ Cây Thù Lù:

Dùng Cây Thù Lù tươi trị bệnh ngoài da: Trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu ở nam giới. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước để rửa; Cây tươi nấu nước tắm cho trẻ em để trị rôm sảy khá hiệu quả.

Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Liều dùng 15 – 30 g cành mang hoa lá khô (tươi 50 – 100 g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền.

Bài thuốc Đông y trị ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng).

Cây tầm bóp hay Cây Thù Lù cạnh (hoặc Thù lù nhỏ) cành mang hoa, trái, lá khô 30g (tươi 100g). Bạch truật 20g. Cát cánh 10g. Mạch môn 10g. Huyền sâm 10g. Hoàng cầm 10g. Cam thảo 4g. Dược liệu rửa sạch, chặt nhỏ, đổ 4 chén nước, sắc còn 2 chén, chia 2 lần uống trong ngày (có thể sắc thêm nước nhiều uống buổi tối). Dùng 15 – 20 ngày liền. Nghỉ 10 ngày, dùng tiếp đợt thứ 2, thứ 3.

Lá Cây Thù Lù cạnh rất tốt cho dạ dày, do đó ngoài việc dùng tầm bóp làm thuốc chữa bệnh người ta còn dùng thứ cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn. Lẩu rau tầm bóp cũng là một món ngon, lạ chúng ta nên thưởng thức.

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến