Tổng hợp những trường đại học không tăng học phí

Thứ năm, 30/06/2022 | 09:06
Theo dõi ULTV trên

Trong xu hướng chung, hầu hết các trường đại học thông báo tăng học phí trong năm học tới thì vẫn còn có nhiều trường đại học giữ mức học phí cũ.

Theo thống kê của ban truyền thông trường ĐH Lương Thế Vinh, năm học 2022-2023, hầu hết các đại học tăng học phí theo khung mới, được quy định tại Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ. Tại khung này, học phí tất cả khối ngành tăng từ 300.000 đồng đến 10,2 triệu đồng/năm. Trong đó, khối Y dược, ngành sức khỏe khác tăng mạnh nhất với 4,2-10,2 triệu đồng/năm.

Với trường công lập tự chủ, tùy mức độ, học phí tối đa bằng 2-2,5 lần mức trần trên, tương ứng với khối ngành và từng năm học. Riêng các chương trình đạt mức kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc do Bộ GD&ĐT quy định, các trường đại học được tự xác định mức học phí dựa trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật của mình.

Học phí tăng khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng, nhiều thí sinh phải từ bỏ ngành và trường ước mơ do không kham nổi chi phí. Nhằm hỗ trợ người học, ngoài việc tăng nhẹ hoặc giữ ổn định học phí, nhiều đại học cam kết trích nguồn thu để cấp học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên nghèo. Ngoài ra theo thống kê, trong năm nay, vẫn có nhiều trường áp dụng mức học phí cũ hoặc chỉ tăng nhẹ. Cụ thể:

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân:

20729289-1368646983250544-6977-2140-9804-1641305656
Tổng hợp những trường đại học không tăng học phí

Theo đề án tuyển sinh năm 2022 công bố ngày 15/6 của trường ĐH Kinh tế Quốc dân mức học phí dự kiến trường thu trong năm tới đó là: đối với hệ chính quy được tuyển năm 2022 học phí dao động từ 16-22 triệu đồng/ năm; với chương trình đặc thù học phí dao động trong khoảng từ 45-65 triệu đồng/ năm. Đây là mức được Đại học Kinh tế Quốc dân áp dụng từ năm 2019 và được giữ ổn định trong suốt bốn năm.

Hiện nay trường ĐH Kinh tế Quốc dân là trường tự chủ hoàn toàn. Mức học phí trường thu là phù hợp với quy định của chính phủ, cụ thể theo Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ, học phí với khối ngành Kinh doanh và quản lý, pháp luật của các đại học chưa tự chủ là 14,1 triệu đồng/năm. Nếu cơ sở giáo dục đã tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí bằng 2,5 lần mức này, tương đương 35 triệu đồng. Nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế hoặc do Bộ GD&ĐT quy định, các trường được tự xác định mức học phí.

GS TS Phạm Hồng Chương, hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân lý giải vì sao không tăng học phí, thầy quan điểm mức học phí đang duy trì thấp hơn chi phí đào tạo thực tế tuy nhiên do 2 năm đại dịch gây ra nhiều khó khăn bởi thế nhà trường muốn chia sẻ và thực hiện trách nhiệm xã hội. Thầy cũng tin tưởng, nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nên 3, 4 năm qua, trường Kinh tế Quốc dân không cần tuyển thêm cán bộ hành chính trong khi số lượng cán bộ về hưu khoảng 100.

Hiệu trưởng cũng cho biết dự kiến trong năm học 2023-2024, Đại học Kinh tế Quốc dân lên kế hoạch tăng học phí, tuy nhiên mức tăng không đột ngột, dự kiến không quá 10%.

Trường ĐH Thương Mại:

Đại học Thương mại dự kiến trong năm 2022 – 2023 cũng không tăng học phí. Theo thông báo mới đây, trường chia học phí thành 3 nhóm: các chương trình chất lượng cao có mức học phí là 31,25 - 33,5 triệu đồng/năm (So với mức phí 30,5-33,5 của năm 2021, học phí năm nay gần như không tăng), chương trình đại trà có mức học phí là 23-25 triệu đồng, các chương trình định hướng nghề nghiệp có mức học phí là 23 triệu đồng/năm.

Đại diện Đại học Thương mại cho biết sinh viên của trường đa số ở khu vực 2 và khu vực 2 nông thôn. Do đó, trường cố gắng duy trì học phí ổn định. Sau một năm áp dụng, trường Thương mại đánh giá mức học phí của chương trình tiên tiến phù hợp với khả năng chi trả của sinh viên, việc đào tạo cũng vẫn ổn định nên trường không tăng học phí.

dh-thuong-mai-145408
Tổng hợp những trường đại học không tăng học phí

Trường Đại học Ngoại thương:

Theo thông báo về mức học phí của trường đại học Ngoại thương trong năm tới, đại diện trường đại học Ngoại thương cũng không tăng học phí với các chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế gồm các ngành như Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, dự kiến học phí của nhóm ngành này là 60 triệu đồng/năm, đối với các chương trình khác thuộc nhóm này là 40 triệu đồng/năm.

Với ba nhóm chương trình còn lại, học phí tăng nhưng chỉ 5-10%. Cụ thể, chương trình đại trà tăng lên 22 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao là 42 triệu đồng/năm và tiên tiến 65 triệu đồng/năm. Mức thu của ba chương trình này trong năm 2021 lần lượt là 20, 40 và 60 triệu đồng.

Bên cạnh đó, còn có nhiều trường đại học có chính sách miễn giảm học phí để khuyến khích sinh viên. Trường Đại học Lương Thế Vinh thông báo miễn 100% học phí Đại học chính quy năm 2022 đối với thí sinh có điểm xét tuyển theo tổ hợp môn từ 16 điểm trở lên và miễn toàn bộ tiền ở KTX toàn khoá cho sinh viên.

Tuyển sinh Đại học chính quy = 02 phương thức xét tuyển học bạ THPT hoặc Điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.

Bạn có thể đăng xét tuyển online ngay từ bây giờ để được tư vấn và  hỗ trợ tốt nhất từ nhà trường: https://ultv.edu.vn/dang-ky/

Từ khóa: tăng học phí
Học Cao đẳng Y học cổ truyền có thể liên thông Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền

Học Cao đẳng Y học cổ truyền có thể liên thông Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền

Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh và Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khối ngành sức khỏe, mở ra cơ hội cho sinh viên ngành Cao đẳng ngành Y học cổ truyền sau khi tốt nghiệp ra trường có thể học liên thông Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền nếu có
Chương trình đào tạo Cao đẳng Y sĩ đa khoa dạy những kiến thức kỹ năng gì?

Chương trình đào tạo Cao đẳng Y sĩ đa khoa dạy những kiến thức kỹ năng gì?

Cao đẳng Y sĩ đa khoa là những người học được đào tạo chương trình đào tạo Y sĩ đa khoa hệ cao đẳng theo chuẩn quy định của Bộ Y tế để thực hiện chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau cho người bệnh theo phân tuyến quy định.
Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh đăng ký tăng, vì sao nguyện vọng lại giảm?

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh đăng ký tăng, vì sao nguyện vọng lại giảm?

Kỳ tuyển sinh đại học 2025 ghi nhận số lượng thí sinh tăng hơn 90.000 so với năm trước, tuy nhiên số lượng nguyện vọng xét tuyển lại có xu hướng giảm mạnh, phản ánh những thay đổi lớn trong quy chế thi và chiến lược chọn môn của thí sinh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Duy trì 65 hội đồng thi, tổ chức theo Chương trình GDPT mới

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Duy trì 65 hội đồng thi, tổ chức theo Chương trình GDPT mới

Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT chính thức được tổ chức lần đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu cải cách giáo dục của Bộ GD&ĐT.
Đăng ký trực tuyến