Cây Cam thảo đất từ lâu được biết đến là một cây thuốc Đông y có tác dụng chữa đa bệnh, cải thiện sức khỏe, đặc biệt là trong điều trị các bệnh tiểu đường, viêm họng, cảm sốt,… Vậy, cây cam thảo đất là gì? Những tác dụng của cây cam thảo đất trong chữa bệnh ra sao, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Cam thảo đất hay còn gọi là cây cam thảo nam, cam thảo dại, thổ cam thảo, có vị đắng, ngọt và tính mát. Với nhiều người, đây là vị thuốc khá là quen thuộc. Theo giảng viên Nguyễn Hương hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ: Cam thảo đất có những tác dụng sau:
Tác dụng nhuận phế.
Giúp thanh nhiệt, mát gan và giải độc cho cơ thể.
Giúp lợi tiểu và kiện tỳ.
Giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường và giảm huyết áp.
Điều trị viêm họng, ho và cảm lạnh.
Giúp điều trị các chứng nhiệt miệng hay rôm sảy ở trẻ em.
Dùng 30g cam thảo đất, 10g cây ngải cứu, 15g bạc hà, 10g cây diếp cá. Mang toàn bộ những nguyên liệu này đi sơ chế sạch sẽ, phơi ráo nước. Sắc với môt lượng nước vừa đủ, sau khi sôi thì có thể lọc ra lấy nước uống. Cần kiên trì sử dụng đến khi triệu chứng bệnh có chuyển biến tích cực.2
2. Chữa dị ứng phát ban, mẩn ngứa, mề đay
Dùng 15g cây cam thảo đất, 10g cây mã đề, 20g ké đầu ngựa, 20g kim ngân hoa. Mang đi sơ chế rồi sau đó sắc cùng với nước, đun với lửa vừa cho đến khi thuốc sôi thì tắt bếp, gạn lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 thang, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả.
3. Điều trị huyết áp cao, xuất huyết não
Chúng ta cần chuẩn bị 20g cam thảo đất, 15g lá sen, 15g bạch dược, 15g cây tầm gửi, 15g sinh địa, 15g mạch môn, 15g đỗ trọng. Sau khi mang về, cần rửa sạch lớp bụi bẩn bên ngoài sau đó để ráo nước rồi bỏ tất cả nguyên liệu vào ấm sắc chung với nước.
Có thể chia ra sắc thành 3 lần đến nào nước thuốc nhạt đi.Sử dụng mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
4. Điều trị tiểu tiện không thông
Sử dụng 20g cam thảo đất, 15g cây mã đề, 15 cây râu mèo, 15g râu ngô. Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên rồi sắc thuốc. Uống mỗi ngày 1 thang và không nên sử dụng quá liều lượng. Cần kiên trì sử dụng sẽ thấy tiểu tiện dễ dàng, không còn đau rát.
5. Chữa viêm họng hạt.
Cây cam thảo đất từ xưa còn được biết đến là thần dược đối với những bệnh nhân đang bệnh viêm họng hạt. Bài thuốc dùng để điều trị viêm họng hạt từ loại cây này cũng tương đối đơn giản.
Chuẩn bị 30g cam thảo đất, 20g rau diếp cá, 15g bạc hà. Lấy tất cả đem đi giã nhuyễn, vắt lấy nước, có thể thêm một chút muối để tăng thêm hiệu quả.
Mỗi ngày uống khoảng 3 – 4 lần có thể giúp kháng viêm, tiêu đờm và làm giảm mủ rất hiệu quả. Có thể lấy nước thuốc để súc miệng mỗi sáng và khạc mạnh để thông đờm.
Một số lưu ý khi sử dụng Cam thảo đất:
Có thể uống thay trà mỗi ngày nhưng cần sử dụng điều độ, vừa phải.
Nếu sử dụng liên tục từ 3 đến 5 ngày thì nên ngưng một ngày, sau đó tiếp tục như bình thường.
Trước khi dùng, tốt nhất là nên tham khảo trước ý kiến của thầy thuốc hoặc người đã có kinh nghiệm sử dụng để có thể dùng một cách có hiệu quả.
Hiệu quả đến nhanh hay chậm tùy thuộc cơ địa và tình trạng bệnh mỗi người.
Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Cây gáo nước là một trong những loài cây được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mỗi loại cây gáo nước mang đến những tác dụng khác nhau, nhờ vào các thành phần hóa học có trong vỏ, lá và hoa của chúng.
Các Trường Cao đẳng Y Dược cấp thiết về chuẩn hóa chương trình đào tạo để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, đảm bảo sự đồng bộ với chuẩn năng lực Quốc gia.