Y học cổ truyền chỉ điểm cách dùng lá khế chữa bệnh nổi mề đay như nào?

Thứ bảy, 11/01/2025 | 10:15
Theo dõi ULTV trên

Cây khế là một loại cây rất quen thuộc đối với chúng ta, bên cạnh việc sử dụng trái khế trong những món ăn thì lá khế còn có tác dụng chữa bệnh nổi mề đay vô cùng hiệu quả.

lá khế cữa mề đây

Lá khế hay còn gọi là ngũ liễm, thuộc họ chua me. Đây là vị thuốc nam cổ truyền quen thuộc với người dân Việt Nam.

Từ xa xưa, người Ấn Độ đã dùng lá khế để cầm máu, hạ sốt, lợi tiểu, ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ. Người dân Brazil thì dùng dược liệu này để chữa bệnh viêm nhiễm ngoài da như dị ứng thời tiết, nổi mề đay, mẩn ngứa… Ngoài ra, hạt của quả khế cũng có tính giải độc và an thần tốt.

Theo Y học cổ truyền, lá khế có vị chua, chát, tính bình, có khả năng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc. Với đặc tính này, lá khế được dùng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay…

Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra, trong lá khế chứa lượng lớn vitamin C, flavonoid… có tác dụng kháng viêm, làm lành vết thương hiệu quả.

Với những công dụng kể trên, mẹo trị mề đay bằng lá khế mang lại hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí đáng kể. Do đó, bạn có thể áp dụng cách này để cải thiện tình trạng ngứa ngáy của mình.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà hướng dẫn cách dùng lá khế chữa bệnh nổi mề đay như sau:

Cách thứ 1: Khi những triệu chứng của bệnh nổi mề đay xuất hiện trên cơ thể, các bạn lấy một nắm lá khế mang rửa sạch và đem sao nóng đến khi lá quắt lại là được. Dùng lá khế sao khi vẫn còn nóng đắp lên vùng da bị nổi mề đay. Cách dùng lá khế chữa bệnh nổi mề đay bằng phương pháp này sẽ giúp những triệu chứng của bệnh nhanh biến mất và người bệnh không còn cảm giác ngứa khó chịu. Tuy nhiên nên lưu ý, sau khi lá khế được sao xong nên để nguội bớt sau đó mới đắp lên vùng da bị ngứa, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng phỏng và gây nhiễm trùng, bệnh sẽ nặng hơn.

Cách thứ 2: Dùng lá khế, vỏ, rễ cây khế. Phương pháp này sử dụng toàn bộ bộ phận của cây khế để chữa bệnh nổi mề đay. Lấy khoảng 10g lá khế, vỏ, rễ cây mỗi thứ đều nhau mang rửa sạch và cho vào đun. Dùng nước này uống hàng ngày sẽ có tác dụng điều trị bệnh mề đay ngay từ bên trong, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể điều trị lâu dài.

Cách thứ 3: Cách dùng lá khế điều trị bệnh nổi mề đay bằng cách dùng lá khế đun nước tắm hàng ngày. Lấy khoảng 300g lá khế vò nát rồi đun nước, bạn có thể sử dụng nước lá khế tắm hoặc sau khi đun, để nguội và dùng nước lá khế lau lên thân thể. Áp dụng phương pháp này hàng ngày sẽ hạn chế được những triệu chứng gây nên của bệnh nổi mề đay vô cùng khó chịu. Bài thuốc này đã được Y sĩ Y học cổ truyền kiểm nghiệm và áp dụng đã đạt được hiệu quả cao.

Theo ThS Phạm Duyên – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, chữa mày đay bằng lá khế là mẹo dân gian mang lại hiệu quả giảm ngứa. Tuy nhiên, khi áp dụng người bệnh cần lưu ý những điều sau:

- Nên chọn lá khế còn tươi, không sâu bệnh. Đồng thời, lá khế phải được ngâm rửa sạch sẽ để loại bỏ hết vi khuẩn trước khi dùng.

- Người bệnh nên bôi thử một ít nước lá khế lên cổ hoặc tay trước khi tắm, uống. Nếu không thấy có hiện tượng dị ứng có thể sử dụng toàn cơ thể.

- Cách chữa mề đay bằng lá khế có tác dụng khá chậm. Vì thế, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Hơn nữa, mẹo dân gian này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không điều trị bệnh tận gốc. Vì vậy, sau 1 tuần sử dụng không có hiệu quả, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

- Hiệu quả của bài thuốc lá khế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy, trong quá trình áp dụng cần xác định rõ tình trạng mề đay để điều trị phù hợp.

- Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý chủ động chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Sòi trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Sòi trong y học cổ truyền

Sòi là một loại cây có họ thầu dầu và được xem như là một vị thuốc đông y. Từ lâu cây Sòi đã được các thầy thuốc đông y dùng trong một số bài thuốc y học cổ truyền.
Y học cổ truyền chỉ điểm cách dùng lá khế chữa bệnh nổi mề đay như nào?

Y học cổ truyền chỉ điểm cách dùng lá khế chữa bệnh nổi mề đay như nào?

Cây khế là một loại cây rất quen thuộc đối với chúng ta, bên cạnh việc sử dụng trái khế trong những món ăn thì lá khế còn có tác dụng chữa bệnh nổi mề đay vô cùng hiệu quả.
Thạch tùng răng cưa - Thảo dược y học cổ truyền quý hiếm với nhiều công dụng chữa bệnh

Thạch tùng răng cưa - Thảo dược y học cổ truyền quý hiếm với nhiều công dụng chữa bệnh

Thạch tùng răng cưa không chỉ có giá trị trong y học cổ truyền mà còn được y học hiện đại nghiên cứu sâu về tác dụng của Huperzine A, một alkaloid tiềm năng hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ và các bệnh lý thần kinh. Với đặc tính sinh trưởng chậm và nguy cơ tuyệt chủng cao, việc bảo tồn và sử dụng hợp lý cây thảo mộc này đang trở thành vấn đề cấp thiết.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của hạt Kha tử

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của hạt Kha tử

Hạt Kha tử trong Đông y còn được gọi là Chiêu liêu, đây chính là một vị thuốc quý có tác dụng điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh con người hay mắc phải.
Đăng ký trực tuyến