Y học cổ truyền chia sẻ công dụng của vị thuốc Tiêu lá tím

Thứ bảy, 27/07/2024 | 09:04
Theo dõi ULTV trên

Tiêu lá tím hay còn gọi là tất bạt, tiêu lốt, hồ tiêu dài, tiêu dài, là một vị thuốc y học cổ truyền được dùng trong trị ho, chống sưng tấy, dịu đau, lợi kinh, sâu răng; chữa ăn uống không tiêu, viêm khí quản mãn tính, ho và cảm lạnh.

tiêu lá tím

Tiêu lá tím thường mọc nhiều ở những vùng miền Nam. Vị thuốc này thường trồng nhiều tại những nước khác như: Trung Quốc tại vùng Quảng Đông, Indonexia, Ấn Độ,…

Hoa Tiêu lá tím thuộc hoa đơn tính và mọc thành từng bông. Đối với bông đực sẽ có trực nhẵn, lá bấc tròn nhị 2 và rất ngắn, bao phấn sẽ có hình bầu dục. Bông cái sẽ thường ngắn hơn bông đực, phần trực sẽ không có lông, cuống ngắn. Bầu sẽ mang ba nhụy có hình trứng và đầu nhọn. Phần quả mọng và vào tháng 3 cây Tiêu lá tím sẽ ra hoa.

Thành phần chủ yếu của cây Tiêu lá tím có tinh dầu. trong đó những thành phần chủ yếu bao gồm: Tetrahydropiperic, Pipenne, Palmitic acid, N-Isobutyl-deca-trans-2-trans-4-dienamide, bộ phận rễ có chứa Pipeartin, Piperlogumin,… Cây Tiêu lá tím thường được sử dụng để chế biến những loại thuốc y học cổ truyền khác nhau.

Những công dụng dược lý của vị thuốc Tiêu lá tím được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ gồm:

+ Có công dụng kháng khuẩn: vị thuốc này có công dụng in vitro, ức chế những lợi như: trực khuẩn lì, trực khuẩn đại tràng, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilus, Bacillus cereus,…

+ Cây Tiêu lá tím có công dụng trong việc chống co giật.

+ Dịch của lá cây Tiêu lá tím khi chích vào trong màng bụng sẽ có công dụng hạ thân nhiệt chuột.

+ Có công dụng làm giãn mạch ở da, vì vậy khi sử dụng thuốc được bào chế từ lá cây này sẽ có cảm giác nóng toàn thân.

+ Những thực nghiệm cho thấy loại thuốc được bào chế từ cây Tiêu lá tím có công dụng chống lại tình trạng thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, tăng cường sức chịu đựng ở trong trạng thái thiếu dưỡng khí,…

Bà Tĩnh cũng chia sẻ thêm công dụng của vị thuốc Tiêu lá tím trong y học cổ truyền như sau:

Điều trị tình trạng đau bụng, buồn nôn và bị tiêu chảy do tỳ vị hàn: sử dụng kết hợp cùng với Cao Lương khương. Theo đó, bạn thường độc vị bột Tiêu lá tím sử dụng cùng với nước cơm, hay có thể dùng phối hợp với những loại thuốc ôn tỳ để dùng.

Điều trị tình trạng tiêu chảy kéo dài: vị thuốc Tiêu lá tím phối hợp cùng với Can Khương, Nhục Quế, Đảng Sâm để điều trị tiêu chảy nguyên nhân do tỳ vị hư hàn.

Trị đau răng: Tiêu lá tím xay ra và xát vào vùng răng bị đau. Hoặc bạn có thể dùng kèm với hạt tiêu liều lượng bằng nhau và gia cùng thêm ít sáp ong viên thành từng viên nhỏ bằng hạt vừng. Tiến hành sử dụng tại vùng răng bị đau khoảng tầm 1 – 2 hạt.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cỏ nến

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cỏ nến

Cỏ nến hay bồ hoàng là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, thường được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, tiểu tiện khó khăn, ghẻ lở, ngứa da.
Y học cổ truyền giới thiệu bài thuốc chữa bạch biến bằng Riềng tươi hiệu quả

Y học cổ truyền giới thiệu bài thuốc chữa bạch biến bằng Riềng tươi hiệu quả

Từ xưa, dân gian đã áp dụng bài thuốc chữa bạch biến bằng riềng tươi. Vậy sự thật về bài thuốc này là gì? Nó có thực sự hiệu quả như bạn nghĩ.
Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn

Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn

Trong Y học cổ truyền, long nhãn luôn được xem là một trong những thành phần không thể thiếu trong những bài thuốc trị bệnh thông thường như bổ tâm an thần, hay bệnh mất ngủ.
Khám phá những bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ dược liệu Đại bi

Khám phá những bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ dược liệu Đại bi

Cây đại bi được Y học cổ truyền xem như thảo dược trị bách bệnh của người Việt bởi nó có nhiều công năng trong điều trị các bệnh như cảm sốt, đau bụng kinh, thấp khớp, hay chấn thương, mụn nhọt và ghẻ ngứa.
Đăng ký trực tuyến