Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Ngái theo Y học cổ truyền

Thứ năm, 02/01/2025 | 16:50
Theo dõi ULTV trên

Cây ngái, hay còn gọi là cây sung dại, thường mọc tự nhiên và đã được sử dụng trong y học dân gian để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, hiểu biết về tác động và ứng dụng của cây ngái trong y học hiện đại vẫn còn nhiều điều cần khám phá.

cây ngái

Cây ngái òn được biết đến dưới tên gọi phổ biến như cây sung dại hay sung ngái, cây ngái thường tự nhiên mọc hoang trong môi trường. Lâu nay, trong y học cổ truyền, cây ngái đã trở thành một loài thảo dược trị bệnh, một nguồn thuốc quen thuộc được tin dùng để điều trị và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ hiểu biết về loại cây này.

Cây ngái có các đặc điểm nhận dạng như:

- Cây ngái có hình dạng cây nhỡ, cao khoảng 5-7m. Cành non của cây có nhiều lông cứng và nháp, có màu nâu xám, trong khi cành già có bề mặt nhẵn.

- Lá cây ngái mọc đối, có hình dạng bầu dục hoặc trái xoan, có kích thước từ 11-20cm dài và 5-12cm rộng. Lá có gốc tròn, đầu tù, mũi nhọn ngắn, mép có khía răng, và có lông nháp ở cả hai mặt.

- Cụm hoa của cây mọc gần gốc thân và trên cành già, bao gồm cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực thường xuất hiện nhiều ở đỉnh cụm hoa, có 3 lá dài lõm và nhị 1; trong khi hoa cái có đài bao bọc bầu, vòi hoa cái mang theo lông mềm.

- Quả của cây ngái có hình cầu, mềm, thót lại ở gốc và đầu bẹt, với vỏ nhiều lông nháp. Thời gian rơi quả thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.

Các bộ phận của cây ngái được sử dụng phổ biến là rễ, vỏ cây, và lá. Rễ được thu hái vào mùa thu, vỏ cây và lá được thu hoạch vào mùa xuân, còn quả ngái thường được thu hái vào mùa đông. Cả ba bộ phận này có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc phơi khô để nấu nước uống hoặc sử dụng trong các phương pháp điều trị truyền thống. Cây ngái được cho là có khả năng chữa sốt, điều trị mất sữa, phòng ngừa sốt rét, mụn nhọt, đinh râu, phù thũng, tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, tiêu hóa kém, vàng da, và gây nôn. Rễ cây ngái cũng được sử dụng để giảm đau lưng, nhức xương, và đau tiểu tiện. Liều lượng thông thường là 15 – 30g mỗi ngày khi sử dụng dưới dạng thuốc sắc và uống với nước.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà chia sẻ một số bài thuốc chi tiết từ cây ngái được sử dụng trong điều trị các bệnh lý khác nhau:

Chữa sốt và sốt rét:

Lá ngái rửa sạch, giã nát và pha uống với nước.

Để đề phòng sốt rét, có thể sử dụng lá hoặc vỏ cây ngái sao vàng, nấu nước để uống thay cho chè.

Chữa phù thũng:

50g vỏ thân cây ngái ngâm nước vo gạo 2 giờ, phơi khô, sao vàng.

30g lá sung rụng dưới ao, 30g mã đề, 30g bồ hóng trộn đều, sắc với 400ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Chữa tiêu chảy do ngộ độc thức ăn: 30g vỏ thân cây ngái, 20g rễ cây sống rắn, 20g rễ màng tang chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống.

Chữa đau lưng và nhức xương: 50g rễ ngái, 50g rễ cỏ xước, 30g dây đau xương, 30g rễ si sao vàng, sắc uống.

Chữa bí tiểu do nhiệt: 50g rễ ngái, 50g thổ phục linh, 30g rễ cối xay, 20g mã đề, 20g cỏ xước đam đi sắc uống.

Chữa đinh râu và nhọt ở nách: Lá non hoặc quả xanh của cây ngái giã nát, đắp lên da, có thể kết hợp với hạt cau với lượng bằng nhau.

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Cây gáo nước là một trong những loài cây được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mỗi loại cây gáo nước mang đến những tác dụng khác nhau, nhờ vào các thành phần hóa học có trong vỏ, lá và hoa của chúng.
Đăng ký trực tuyến