Hạt Kha tử trong Đông y còn được gọi là Chiêu liêu, đây chính là một vị thuốc quý có tác dụng điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh con người hay mắc phải.
Hạt Kha tử trong Đông y còn được gọi là Chiêu liêu, đây chính là một vị thuốc quý có tác dụng điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh con người hay mắc phải.
Theo giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh Lê Xuân Hùng cho biết, hạt kha tử có nhiều tên gọi khác nhau (kha tử, chiêu liêu, xàng, tiểu) cùng họ với cây bàng. Thân cây thường to, thường cao từ 15 đến 25m. Cành non có lông, vỏ mầu xám, có vách nứt dọc. Lá mọc so le nhau, đầu nhọn, chiều dài từ 15 đến 20cm, có lông mền, mặt sau lá nhẵn. Phần đầu và cuống lá có những tua nhỏ. Hoa mầu trắng, hơi vàng, mùi thơm dịu, được xếp thành chùm ở nách lá hay phần ngọn, được phủ một lớp lông đồng. Quả có hình trứng khuôn dài từ 3 đến 4cm, tù ở 2 đầu, không có cánh, có mầu nâu vàng nhạt, có thịt đen. Hạch chứa 1 hạt dầy khoảng 5mm. Cây kha tử thường có hoa vào tháng 5,6 có quả từ tháng 8,9 trở đi.
Bộ phận được dùng của cây kha tử: Phần quả thường được gọi là kha tử thường dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, rất nhiều trường hợp có thể dùng cả vỏ cây để điều trị bệnh.
Phân tán và thời gian thu hái: Trên thế giới, cây kha tử là một cây thuốc quý thường mọc hoang và được trồng ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Miến Diện, Lào, ở nước ta cây Kha tử thường mọc hoang và được chồng ở một số tỉnh miền nam. Cây thường hái vào khoảng tháng 9, 10 vào mùa quả chín, phơi khô cất đi để dùng dần. Khi dùng sao quả, bỏ hạt. Cần bảo quảo ở nơi khô ráo thoáng mát.
Thành phần quả kha tử: Thành phần của kha tử có chứa 30% chất là săn da, đặc trưng là chất acid chebulagic terchebin, acid chebulinic, acid shikimic, có chứa từ 20-40% tanin với acid gallic, acid quinic; acid ellagic, và tanase, sennoside A.
Tác dụng của kha tử: Vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát, có công dụng chữa ho, xát trùng đường ruột. Quả xanh có chứa hoạt chất làm săn da. Hợp chất chebulin có trong quả kha tử có tác dụng chống co thắt tương tự với chất papaverin. Có tác dụng lợi tiểu và ngăn ngừa bầm rập.
Theo nghiên cứu cho thấy quả kha tử có tính làm săn niêm mạc ruột, chống tiêu chảy, có tác dụng làm ức chế nhiều vi khuẩn như trực khuẩn lao, khuẩn mủ xanh, thực khuẩn cô-li. Trong dân gian quả kha tử thường được dùng để chữa ỉa chảy lâu ngày, đi kiết lỵ kinh niên, thường được dùng để chữa ho mất tiếng, di tinh, mồ hôi trộm, trĩ, lòi dom….
Bài thuốc Y học cổ truyền từ quả kha tử
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ em: Cũng giống như công dụng chữa bệnh của lá mơ lông hạt kha tử cũng có khả năng điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả. Bài thuốc gồm: Kha tử, Trần bì, Mạch nha, Phòng phong mỗi thứ từ 6 đến 10g, Sơn tra, Cát căn, mỗi thứ 20g. Hỗ trợ chữa trị tiêu chảy, lỵ mạn tính: Kha tử tán: Mộc hương, Hoàng liên đều 6g Kha tử 9g, làm thuốc tán, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 3 lần với nước sôi nguội. Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày mất tiếng: Kha tử thanh ẩm thang: Cát cánh Kha tử, đều 10g, Cam thảo 6g sắc uống. Hoặc đảng sâm, kha tử đều 4g sắc cùng 400ml nước cô đặc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Ngoài ra, khi đi công tác, du lịch lâu ngày bạn có thể mang theo quả kha tử có thể giúp bạn phòng chống được các bệnh cảm lạnh, ho, ngộ độc thức ăn, chống táo bón.