Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của quả Phật thủ

Thứ năm, 02/05/2024 | 08:27

Phật thủ có tên gọi khác là Phật thủ Cam hay Phước thọ Cam. Đây là một loại cây thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh các Y sĩ y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc khác nhau.

Phật thủ

Phật thủ có nguồn gốc cận Himalaya, thuộc Đông – Bắc Ấn Độ và Myanmar , được trồng rải rác ở một số tỉnh miền Bắc và Nam bộ nước ta. Phật thủ có tên khoa học Citrus medica L. var. sarcodactylis (Noot.) Swingle, thuộc họ Cam – Rutaceae. Ở Trung Quốc được gọi là Phật thủ cam, Phước thọ cam, Phật thủ hương duyên, Ngũ chỉ cam (cam năm ngón).  Quả Phật thủ thường được dùng làm mứt tết hoặc được dùng để chưng lên bàn thờ, ngoài ra quả Phật thủ còn được xem là một bài thuốc Y học cổ truyền. Nhân gian thường thu hái quả vào mùa thu đông khi quả chuyển sang màu vàng, cắt dọc thành từng miếng một rồi đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh Lê Xuân Hùng chia sẻ, thành phần tinh dầu trong Phật thủ có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, bình suyễn khử đàm, có tác kích thích tiêu hóa.

Theo Đông y, Phật thủ có vị cay, đắng , chua, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, can, vị, có tác dụng hòa vị chỉ thống, thư can lý khí, hóa đờm; Phật thủ còn có tác dụng chữa đau dạ dày, đầy tức hông sườn, nuốt nghẹn, chán ăn, nôn mửa, ho dai dẳng có nhiều đàm, lại giải được rượu. Liều dùng mỗi ngày 3-10g cùi quả khô, dạng thuốc sắc hoặc hãm nước sôi, có thể dùng vỏ quả ngâm rượu uống. Khi không có quả có thể dùng hoa, lá, rễ cây Phật thủ để thay thế.

Một số bài thuốc từ Mật mông hoa được tham khảo sử dụng trong điều trị được TS Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ như sau:

Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30g, Đương quy 8g, Gừng tươi 6g, Rượu trắng 30g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Trị chứng huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30g, Ruột non heo 30cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Giải say rượu: Phật thủ tươi 30g, sắc lấy nước để uống.

Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả Phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

Chữa trẻ em viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô dùng liều cho trẻ 1-3 tuổi: 10-15g; 3-5 tuổi: 15-20g; 5-7 tuổi: 20-25g ; 7-10 tuổi: 30g . Thêm vị Bại tương thảo với liều mỗi tuổi 1g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1g. Sắc với nước khoảng 15 phút, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 7-10 ngày.

Chữa xơ gan cổ trướng phù thũng: Phật thủ khô (chỉ lấy vỏ) 120g, Nhân trung bạch 90g, tán nhuyễn thành bột mịn, uống với nước sôi nguội lúc bụng đói.

Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g , sắc nước chia uống ngày 3 lần.

Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100g (khô 40g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ xắt nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10ml.

Chữa đau dạ dày mạn tính, vị khí bất hòa, bụng đầy chướng, ăn không ngon, chán ăn: Phật thủ khô 10g, Hoa lài 6g, cho vào ấm, chế nước sôi , hãm khoảng 10-15 phút như trên rồi uống lúc nóng. Ngày uống một thang thay nước trà.

Trị chứng đau dạ dày: Lấy quả Phật thủ tươi 10-15g hoặc khô 6g, cắt lát mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm , chế nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10-15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống một thang, uống rải rác trong ngày thay nước trà.

Điều trị viêm phế quản mạn tính, ho đờm: Cách đơn giản nhất là nhai cả cùi và vỏ quả Phật thủ, nuốt nước. Hoặc dùng Phật thủ và Bán hạ (chế gừng) mỗi vị 6g, sắc lấy nước uống (Có thể thêm đường cho dễ uống).

Chia sẻ trong chuyên mục Tin y tế, TS Bùi Duy Hưng cho biết thêm¸ Phật thủ cũng như vỏ quýt phơi khô để lâu năm (gọi là Trần bì) càng tốt , nên chế biến trữ sẵn trong nhà để dùng nhữ lúc cần, không nên vứt bỏ. Phật thủ có tính hành khí mạnh, nên người không có chứng khí trệ , bệnh âm hư có hỏa bốc cần thận trọng khi dùng Phật thủ, đặc biệt đối với những người bệnh lỵ lâu ngày khiến khí hư cấm dùng.

Cần xây dựng tiêu chuẩn chức danh Cao đẳng ngành y sĩ đa khoa để bố trí việc làm cho người học

Cần xây dựng tiêu chuẩn chức danh Cao đẳng ngành y sĩ đa khoa để bố trí việc làm cho người học

Việc các cơ quan quản lý Nhà nước chưa xây dựng mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với Cao đẳng y sĩ đa khoa để người học yên tâm về vị trí việc làm tại các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế sau khi tốt nghiệp ra trường.
Đường phèn dược liệu quý trong đông y có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Đường phèn dược liệu quý trong đông y có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Theo các tài liệu cổ, đường phèn có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện từ thời Đường. Ngày nay, loại gia vị này đã phổ biến trên khắp thế giới, từ Trung Đông đến châu Á
Dược sĩ tư vấn cánh sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo đúng cách

Dược sĩ tư vấn cánh sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo đúng cách

Thuốc nhỏ mắt nhân tạo, hay còn được gọi là nước mắt nhân tạo, là các dung dịch được sử dụng để bôi trơn mắt và làm giảm cảm giác khô mắt. thường được sử dụng để điều trị hội chứng khô mắt hoặc các triệu chứng khó chịu khác liên quan đến khô mắt.
Bác sĩ cảnh báo về bệnh lao phổi và những điều cần biết

Bác sĩ cảnh báo về bệnh lao phổi và những điều cần biết

Bệnh lao phổi, hay còn gọi là bệnh lao, là một bệnh nhiễm nhiễm qua đường hô hấp do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Đăng ký trực tuyến