Y học cổ truyền khám phá công dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe

Thứ bảy, 29/03/2025 | 08:50
Theo dõi ULTV trên

Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi tiếng với công dụng bổ thận, dưỡng huyết, làm đen tóc và tăng cường sức khỏe. Không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn, hà thủ ô đỏ còn hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, thiếu máu và nhiều bệnh lý khác khi sử dụng đúng cách.

ha-thu-o-do

Đặc điểm của cây hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ là một loại cây dược liệu quý, thường được gọi với nhiều tên khác nhau như dạ gia đằng, thủ ô, hay dạ hợp. Theo phân loại khoa học, cây có tên Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson và thuộc họ rau răm (Polygonaceae).

Cây hà thủ ô đỏ thuộc nhóm thân dây leo, có tuổi thọ lâu năm. Thân cây thường quấn vào nhau, có màu xanh tía đặc trưng, bề mặt nhẵn và xuất hiện nhiều vân. Phần rễ của cây phát triển thành củ, đây chính là bộ phận thường được sử dụng để chế biến làm thuốc.

Hà thủ ô đỏ thường mọc tự nhiên ở vùng núi phía Bắc nước ta, đặc biệt phổ biến ở Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai. Ngày nay, cây cũng được trồng rộng rãi tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên như Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắk Lắk, nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp.

Cách chế biến hà thủ ô đỏ theo phương pháp Đông y

Trong y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng bổ huyết, làm đen tóc, an thần, và nhuận tràng. Tuy nhiên, nếu dùng hà thủ ô tươi chưa qua chế biến có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, đặc biệt là gây tiêu chảy. Vì vậy, trước khi sử dụng làm thuốc, cần chế biến đúng cách.

Quy trình chế biến hà thủ ô đỏ chuẩn theo y học cổ truyền:

- Rửa sạch củ hà thủ ô, loại bỏ lớp vỏ ngoài.

- Ngâm củ với nước gạo trong 24 giờ để giảm độc tính.

- Cắt lát mỏng, bỏ phần lõi.

- Chưng cách thủy cùng nước đậu đen theo tỷ lệ 1kg hà thủ ô với 100 - 300g đậu đen.

- Lặp lại quá trình chưng này 9 lần để phát huy tối đa dược tính và giảm độc tố.

Sau khi chế biến, hà thủ ô đỏ có sự thay đổi về thành phần hóa học. Theo nghiên cứu, hàm lượng tanin, antraglycosid và một số hợp chất khác giảm xuống đáng kể, giúp dược liệu an toàn và phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.

Công dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe

Theo TS Nguyễn Xuân Xã – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, hà thủ ô đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng vượt trội:

- Hỗ trợ bổ máu, làm đen tóc: Hà thủ ô đỏ giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, giảm tình trạng bạc tóc sớm.

- Dưỡng tâm, an thần: Thân và lá cây có vị ngọt, tính bình, giúp trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh.

- Bổ can thận, tăng cường sức khỏe xương khớp: Cải thiện tình trạng đau lưng, nhức mỏi, ù tai, di tinh.

- Hỗ trợ điều trị táo bón mãn tính: Hoạt chất antraglycosid trong hà thủ ô có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

- Giúp ổn định huyết áp, giảm cholesterol: Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất hà thủ ô đỏ giúp kiểm soát lượng mỡ trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành.

- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa: Hà thủ ô đỏ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

- Hỗ trợ điều trị bệnh lao, sốt rét: Dịch sắc từ hà thủ ô đỏ có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật.

Tuy nhiên, việc sử dụng hà thủ ô cần có sự hướng dẫn của chuyên gia để tránh tác dụng phụ, đặc biệt đối với những người có tỳ vị yếu, tiêu hóa kém.

Một số bài thuốc từ hà thủ ô đỏ trong y học cổ truyền

Hà thủ ô đỏ được kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến:

- Bài thuốc dưỡng huyết, an thần: Sử dụng 12g hà thủ ô đỏ, 12g đan sâm, 60g trân châu, sắc uống trong 1 tháng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, lo âu.

- Bài thuốc bổ huyết, làm đen tóc: Kết hợp 12g hà thủ ô chế, 12g sa sâm, 12g quy bản, 12g bạch thược, sắc uống hàng ngày.

- Bài thuốc trị suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe: 20g hà thủ ô đỏ chế, 12g đương quy, 12g ngưu tất, 12g phá cố chỉ, tán bột làm hoàn, uống ngày 2 lần.

- Bài thuốc trị sốt rét, suy nhược sau bệnh: 60g hà thủ ô đỏ, 12g sài hồ, 20g đậu đen, sắc uống giúp bồi bổ cơ thể.

- Bài thuốc trị táo bón, huyết hư: Sử dụng 30 - 60g hà thủ ô đỏ tươi, sắc uống giúp nhuận tràng, điều hòa khí huyết.

Ngoài ra, theo dân gian, hà thủ ô trắng (dây sữa bò) cũng có tác dụng tương tự trong việc bổ huyết, hỗ trợ điều trị cảm sốt, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu khoa học xác nhận.

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để phát huy tối đa công dụng và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Quýt gai - Dược liệu quý trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Quýt gai - Dược liệu quý trong y học cổ truyền

Quýt gai là một loại cây dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Từ rễ, thân, lá đến quả, mỗi bộ phận của cây đều chứa dược tính quý, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, hô hấp, tiêu hóa và giải độc cơ thể.
Công dụng chữa bệnh của rau mồng tơi trong y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh của rau mồng tơi trong y học cổ truyền

Rau mồng tơi không chỉ là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Với tính hàn, mồng tơi giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý thường gặp.
Y học cổ truyền khám phá công dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe

Y học cổ truyền khám phá công dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe

Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi tiếng với công dụng bổ thận, dưỡng huyết, làm đen tóc và tăng cường sức khỏe. Không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn, hà thủ ô đỏ còn hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, thiếu máu và nhiều bệnh lý khác khi sử dụng đúng cách.
Khám phá những công dụng chữa bệnh hiệu quả từ Hành trong y học cổ truyền

Khám phá những công dụng chữa bệnh hiệu quả từ Hành trong y học cổ truyền

Hành lá là một nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Từ lâu, hành lá đã được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên trong y học cổ truyền, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Đăng ký trực tuyến