Mơ ước của tất cả thí sinh học ngành tài chính ngân hàng là được làm việc tại ngân hàng mình mong muốn. Vậy có những vị trí nào có thể thực tập?
Mơ ước của tất cả thí sinh học ngành tài chính ngân hàng là được làm việc tại ngân hàng mình mong muốn. Vậy có những vị trí nào có thể thực tập?
Những trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng tại Nam Định
Thực tập ngân hàng là quá trình học việc mà trong đó, bạn sẽ được hướng dẫn, đào tạo và tiếp xúc một phần với các nghiệp vụ tại ngân hàng. Chương trình thực tập tại ngân hàng hiện nay thường diễn ra trong vòng ít nhất là 3 tháng. Khối lượng công việc thực tập không nhiều như nhân viên chính thức khác và chủ yếu làm quen công việc là chính. Mức lương thấp, chỉ phụ cấp một khoản nhỏ hoặc thậm chí nhiều nơi không có phụ cấp còn được biết đến với cụm từ: “thực tập không lương”.
Mỗi năm, các ngân hàng lớn nhỏ đều sẽ có "suất" thực tập dành cho sinh viên các khối ngành tài chính - ngân hàng và các khối ngành kinh tế liên quan để tạo điều kiện cho các bạn học hỏi, gia nhập ngành. Dĩ nhiên, tiêu chuẩn tuyển dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau, nhu cầu thực tập cho các vị trí cũng không giống nhau nhưng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong các ngân hàng đều rất cao.
Giao dịch viên
Có thể nói, vai trò phổ biến nhất trong số các công việc ngân hàng là giao dịch viên. Một lưu ý là vị trí giao dịch viên, cho dù chỉ là thực tập sinh thì cũng thường có yêu cầu về ngoại hình của ứng viên. Thực tập ngân hàng trong vị trí giao dịch viên, bạn sẽ quen với các nghiệp vụ như: Thực hiện các giao dịch bằng tiền mặt hoặc không cần tiền mặt với khách hàng, chào đón khách hàng, giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ làm thẻ, hồ sơ, đổi tiền, quản lý tiền mặt tại cây ATM, đảm bảo chất lượng các dịch vụ khi giao dịch với khách hàng…
Nhân viên kinh doanh tại ngân hàng
Nhân viên doanh là vị trí không thể thiếu ở ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng để “bán” các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tư vấn mở tài khoản, giải đáp các thắc mắc về các gói sản phẩm, chăm sóc khách hàng, báo cáo công việc cho cấp trên.
Công việc của một nhân viên kinh doanh đòi hỏi tính kiên nhẫn cao và cần nhiều kĩ năng mềm như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán, kĩ năng giải quyết vấn đề… Để phát triển bản thân ở vị trí này đòi hỏi ứng viên phải có tính kỉ luật và chịu áp lực cao bởi nhân viên kinh doanh thường sống bằng hoa hồng chứ không phải lương cứng.
Nhân viên tín dụng ngân hàng
Nhân viên tín dụng còn được hiểu đơn giản là nhân viên cho vay. Đây là vị trí tuyển thực tập sinh nhiều nhất tại các ngân hàng thương mại. Thực tập trong vị trí nhân viên tín dụng có tính thách thức cao, qua đó nếu có năng lực, bạn sẽ thể hiện bản thân được rất nhiều.
Nhiệm vụ chính gồm có: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng có nhu cầu vay vốn, tìm hiểu thông tin, lắng nghe khách hàng và giới thiệu các gói vay vốn phù hợp với họ, hỗ trợ hoàn thành hồ sơ và thủ tục vay vốn.
Nhân viên Telesales ngân hàng
Một trong các công việc thực tập ngân hàng phổ biến khác phải kể đến là nhân viên telesales. Tưởng chừng như đơn giản chỉ bao gồm thực hiện các cuộc gọi nhưng thực chất, vị trí này lại khá áp lực và bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều: Sự am hiểu về các dịch vụ tín dụng, cho vay tín chậm, mở thẻ... của ngân hàng; tính kiên nhẫn và khả năng giữ bình tĩnh; chịu được áp lực về thời gian, KPI cũng như cách giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hàng.
Nhân viên tư vấn đầu tư
Nhân viên tư vấn đầu tư là một vị trí cần rất nhiều kĩ năng, nghiệp vụ của ngân hàng. Một số nghiệp vụ, kĩ năng cần có của vai trò này là nghiên cứu về các dự án đầu tư, có kiến thức chuyên môn vững chắc, tư vấn các giải pháp tài chính hợp lý cho khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có thể thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ, giải pháp tài chính do ngân hàng cung cấp, giới thiệu về các gói cho vay...
Nhân viên thanh toán quốc tế
Trong điều kiện giao thương quốc tế quốc tế phát triển thì bộ phận thanh toán quốc tế ở ngân hàng cũng vì thế mà ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Bạn sẽ phải có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế,...
Nếu thực tập ngân hàng trong vai trò này, bạn sẽ được học cách tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ thanh toán quốc tế, ngoại tệ, giải quyết những khiếu nại và trả lời câu hỏi của khách hàng về dịch vụ, giải quyết vấn đề phát sinh trong quy trình thanh toán quốc tế, chuyển và nhận tiền từ nước ngoài...
Nhân viên kiểm toán nội bộ
Vị trí nhân viên thực tập kiểm toán nội bộ thường không tuyển nhiều và phù hợp cho các bạn học kế toán - kiểm toán hơn. Nhiệm vụ của vai trò này là đánh giá nội bộ các hoạt động, giấy tờ, sổ sách trong ngân hàng; đối chiếu với quy định của Nhà nước, phát hiện sai sót, giám sát và báo cáo.
Tuy nhiên, vì thực tập sinh ngân hàng chưa có kinh nghiệm nên ít khi thực sự được tiếp cận đầy đủ với tài liệu và nghiệp vụ ở vai trò nhân viên kiểm toán nội bộ, thường chỉ là hỗ trợ nhân viên, chuyên viên chính thức và thực hiện một số phần nhỏ trong tổng thể công việc.
Nhân viên vận hành
Nhân viên vận hành là một vị trí cần khả năng đa nhiệm, quản lý thời gian và sắp xếp công việc hiệu quả. Công việc chính của vị trí này là: Giám sát, điều phối hoạt động hàng ngày của ngân hàng, đảm bảo sự phối hợp tốt nhất của nhân viên trong phòng ban và giữa các bộ phận với nhau, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và công việc của ngân hàng diễn ra trôi chảy.
Bên cạnh đó, nhân viên vận hành cũng sẽ kiểm tra hoạt động tài chính ngân hàng, vừa hỗ trợ, điều phối nhân viên lại vừa hỗ trợ khách hàng.
Nhân viên phân tích tài chính
Công việc phân tích tài chính tại ngân hàng cần trình độ chuyên môn cao và kĩ năng công nghệ , tầm nhìn nên khi đi thực tập thì không dễ. Bạn sẽ phân tích số liệu, thông tin khách hàng, đánh giá và tìm cách mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng qua việc đưa ra lời khuyên cho bộ phận tiếp xúc với khách hàng; phát triển hệ thống quản trị, thông tin của ngân hàng...
Nhân viên quản lí rủi ro
Vị trí nhân viên quản lý rủi ro ở ngân hàng là rất quan trọng. Cho dù chỉ mới là thực tập ngân hàng thì bạn cũng sẽ được tham gia vào các quá trình: Phân tích, đánh giá rủi ro của các khoản đầu tư dựa trên lịch sử tín dụng của khách hàng và các yếu tố khách quan khác; xây dựng quy trình đánh giá rủi ro, phát triển kỹ thuật phân tích rủi ro; đảm bảo các chính sách hạn chế rủi ro được thực hiện ở tất cả chi nhánh của ngân hàng...
Xem thêm: ultv.edu.vn
TheAnh