Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

Thứ năm, 19/09/2024 | 15:21
Theo dõi ULTV trên

Theo Đông y, Rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế, là vị thuốc hay trong các bài thuốc trị hiệu quả các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở…

rau khúc

Rau khúc tên khoa học là Gnaphalium indicum, thuộc họ Cúc, có tên gọi khác là phật nhĩ thảo “thanh minh thảo”. Đây là loại cây mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô, trong đó lá khúc nếp dùng làm bánh khúc lá khúc tẻ dùng làm thuốc.

Trong y học cổ truyền, Rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế. Tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Vị thuốc rau khúc được sử dụng trong điều trị cảm lạnh phát sốt, ho nhiều đờm, suyễn thở, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng.

Đây cũng là dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh nổi tiếng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, có thể kể đến như:

Chữa ho nhiều đờm: Dùng rau khúc khô 15 – 20g, đường phèn 15 – 20g. Tất cả đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Chữa cảm lạnh phát sốt: Dùng  toàn cây rau khúc khô 15 – 20g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: Rau khúc khô 30g đem sắc uống hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống.

Chữa tăng huyết áp: Rau khúc 30g, lá dâu 20g. Đem nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: Dùng toàn cây rau khúc 30 – 60g. Tất cả đem sắc nước uống trong ngày.

Chữa phù thũng do tỳ hư (chức năng tiêu hóa suy yếu): Dùng toàn cây rau khúc khô 60g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: Dùng rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tề ni căn 30g, thiên trúc tử 12g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g. Tất cả đem sắc nước uống trong ngày và sử dụng liên tục trong 5 ngày. Đây là bài thuốc đòi hỏi tính kiên trì của người bệnh nên cần uống hàng tháng mới thấy rõ tác dụng.

IMG_3391

Chữa thống phong (gút): Sử dụng lá và cành non cây rau khúc giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.

Chữa ngộ độc đậu tằm (đậu răng ngựa, đậu la hán): Dùng rau khúc khô 60g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 30g, xa tiền thảo 30g, nhân trần 15g. Tất cả đem sắc cùng với 1.200ml, sắc cạn còn 800ml hòa thêm đường vào uống thay trà trong ngày.

Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: Lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp lên nhọt.

Mặc dù rau khúc có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên không ai cũng có thể sử dụng. Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà lưu ý, một số thành phần của cây có thể gây dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm. Vì vậy, khi sử dụng rau khúc chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng, tuyệt đối không lạm dụng cũng không nên tự ý điều chế thuốc uống vì điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.

Nếu bạn đang có bệnh lý hoặc điều trị với bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng nào hãy thông báo với bác sĩ trước khi dùng rau khúc.

Không nên sử dụng rau khúc với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng với các loại thực vật thuộc họ Cúc.

Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp tình trạng nổi mẩn đỏ, buồn nôn, nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,… Nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường thì cần ngưng sử dụng và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý nếu cần thiết.

Chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, nếu thấy tình trạng bệnh lý không đỡ, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

Theo Đông y, Rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế, là vị thuốc hay trong các bài thuốc trị hiệu quả các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở…
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Lạc giao

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Lạc giao

Lạc giao là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc nước ta. Sau đây là một số thông tin về đặc điểm và công dụng mà cây lạc giao đem lại.
Bác sĩ y học cổ truyền hướng dẫn các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Đan sâm

Bác sĩ y học cổ truyền hướng dẫn các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Đan sâm

Cây Đan sâm là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với công dụng điều trị kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đau thắt ngực, sưng đau các khớp,…
Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả có chứa dược liệu cỏ bạc đầu

Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả có chứa dược liệu cỏ bạc đầu

Cỏ bạc đầu được xem như loài cỏ dại, mọc hoang ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên đây lại là loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong Đông y để điều trị bệnh. Cỏ bạc đầu có tác dụng làm giảm đau, chữa viêm xoang và hỗ trợ điều trị bệnh thận.
Đăng ký trực tuyến