Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá tác dụng chữa bệnh của cây dâm bụt

Thứ sáu, 22/11/2024 | 16:20
Theo dõi ULTV trên

Hầu hết mọi người đều biết đến cây dâm bụt như một loài cây cảnh. Nhưng ít ai biết rằng, từ xa xưa cây dâm bụt đã được dùng như một vị thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền Việt Nam cũng đã ghi nhận về công dụng của loài thực vật này với sức khỏe.

cây dâm bụt

Cây dâm bụt là một loại cây không còn quá xa lạ với với chúng ta, nhưng ít ai biết được cây dâm bụt trong Đông y lại là một thảo dược trị bệnh rất hiệu quả, từ những bệnh ngoài da đến các bệnh an thần…

Những bộ phận sử dụng làm thuốc của cây dâm bụt

Trong Đông y, hầu như tất cả các bộ phận của cây dâm bụt đều có tính bình nên đều được dùng để làm thuốc. Cụ thể:

– Lá dâm bụt: có vị nhạt và nhớt. Có tác dụng an thần, nhuận tràng nên được dùng để chữa các bệnh liên quan đến các bệnh ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở và các bệnh viêm mạc dạ dày, ruột, kiết kỵ…..

– Hoa dâm bụt: có vị ngọt. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt nên thường được dùng để chữa các bệnh liên quan đến kinh nguyệt, khó ngủ, hồi hộp….

– Vỏ rễ cây: cũng có vị ngọt. Cũng giống như hoa dâm bụt, vỏ rễ cây dâm bụt có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm và được dùng để chữa các bệnh liên quan đến kinh nguyệt. Ngoài ra, vỏ rễ cây còn chữa được bệnh viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm cổ tử cung….

Dâm bụt là một loại cây một ven đường, bụi rậm, hàng rào… nên ít ai biết được cây dâm bụt lại là thảo dược chữa bệnh rất hiệu quả. Do đó, những bài thuốc chữa bệnh từ cây dâm bụt cũng ít ai biết đến. Phó giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh giới thiệu cho các bạn một số bài thuốc hay từ các bộ phận cây dâm bụt như sau:

Chữa kinh nguyệt không đều

Chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

– Rễ dâm bụt: 30g

– Lá huyết dụ: 25g

– Ngải cứu: 10g

Cách sử dụng:

– Một thang thuốc sẽ gồm những thành phần và số lượng như trên.

– Một ngày dùng một thang thuốc, đem sắc nước và uống 3 lần trong ngày.

– Trước kì kinh 7 ngày, nên uống thuốc trước 3 ngày rất hiệu quả.

Trị thống kinh

Thành phần thuốc:

Một thang thuốc sẽ bao gồm những thành phần và khối lượng như sau:

– 5g hoa dâm bụt

– 5g ngải cứu

– 3g bồ kết

Cách dùng:

– Một ngày một thang và chia làm 3 lần uống.

– Trước kì kinh 20 ngày, uống 15 ngày liên tiếp.

Trị mất ngủ

– Dùng 15g lá dâm bụt và 1g hoa nhài.

– Sắc nước uống, uống liên tục trong 5 ngày vào mỗi buổi chiều.

Chữa quai bị, đau mắt

– Chúng ta sử dụng một nắm lá dâm bụt kết hợp với một nắm lá dành dành

– Giã nhỏ và cho thêm ít nước rồi vắt nước uống; bã thì đắp lên vết thương.

Ngoài ra, hoa dâm bụt còn chữa được bệnh ho, kiết lỵ…

Ngoài bài thuốc trên, bà Tĩnh còn chia sẻ thêm một bài thuốc Y học cổ truyền chữa kiết lỵ rất hay, vừa dễ làm và ít tốn kém chỉ cần:

– Dùng 10g hoa dâm bụt, 8g lá mơ lông và một quả trứng gà.

– Giã nhỏ dâm bụt với lá mô long rồi trộn đều với trứng gà. Đem hấp cơm hoặc chưng cách thủy, dùng trong 2-3 ngày chữa bệnh kiết lỵ rất hiệu quả.

Chữa viêm kết mạc cấp

– Sắc lấy nước uống với 30g rễ dâm bụt, một ngày uống 3 lần.

Chữa viêm tuyến mang tai

– Sắc nước uống với 30g lá dâm bụt, uống 3 lần trong ngày. Đồng thời, dùng lá dâm bụt tươi giã nát rồi đắp vào chỗ đau rất hiệu quả.

Trị ho

– Dùng 5g quả dâm bụt, 3g gừng, 8g nghệ và ngải cứu.

– Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày.

Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá tác dụng chữa bệnh của cây dâm bụt

Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá tác dụng chữa bệnh của cây dâm bụt

Hầu hết mọi người đều biết đến cây dâm bụt như một loài cây cảnh. Nhưng ít ai biết rằng, từ xa xưa cây dâm bụt đã được dùng như một vị thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền Việt Nam cũng đã ghi nhận về công dụng của loài thực vật này với sức khỏe.
Cây Thanh thiên quỳ – Dược liệu Đông y trị ho hiệu quả

Cây Thanh thiên quỳ – Dược liệu Đông y trị ho hiệu quả

Cây Thanh thiên quỳ, còn gọi là cây một lá, là một loại dược liệu quý hiếm và hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong lịch sử y học dân gian, nhân dân Việt Nam đã từng biết đến và sử dụng Thanh thiên quỳ như một vị thuốc quen thuộc để điều trị nhiều loại bệnh.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Sử quân tử

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Sử quân tử

Sử quân tử thường được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh vì có hoa rất đẹp. Tuy nhiên, đây cũng là vị thuốc gần gũi trong cuộc sống hàng ngày khi có thể đem lại hiệu quả cao trong việc trị giun sán, cam tích, tiêu chảy, ăn kém,…
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Cam thảo

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Cam thảo

Cam thảo, một trong những vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh độc đáo. Loại dược liệu này không chỉ nổi bật với vị ngọt tự nhiên mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc thanh nhiệt, giải độc cho đến hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm.
Đăng ký trực tuyến