Bác sĩ y học cổ truyền nói về tác dụng Rau lang đối với sức khỏe

Thứ sáu, 22/03/2024 | 16:40

Rau lang được đánh giá là có tác dụng dịu nhẹ và không chứa độc tố, tốt cho tỳ vị, mật, thận, thị lực và có tác động tích cực đến chức năng điều hòa khí huyết cho nam và nữ mắc bệnh sản khoa ...

Rau lang là một món rau quen thuộc trong bữa ăn gia đình, giàu dưỡng chất và vitamin. Ngoài ra, nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tốt cho tim mạch, tiểu đường, chữa viêm khớp, phòng ngừa táo bón... Tuy rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý những điểm "đại kỵ" khi tiêu thụ để tránh gây hại cho cơ thể..

Hãy cùng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khám phá loài rau dân dã này nhé cùng với những tác dụng tốt cho sức và những đại kị cần phải tránh!

1. Nguồn gốc của rau lang

Rau lang có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ và được coi là một cây trồng quan trọng cung cấp lương thực và thức ăn cho gia súc. Ở Việt Nam và một số nước nông nghiệp, rau lang thường là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ở các nước phát triển khác như Châu Âu, rau lang được xem là một loại thực phẩm cao cấp và thường được sử dụng trong các nhà hàng hàng đầu.

01711100537.jpeg

Rau lang giàu vitamin và các dưỡng chất

2. Rau lang: Thành phần dinh dưỡng:

Vậy, Ăn rau lang có tác dụng gì đối với sức khỏe mỗi chúng ta?Ăn rau lang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Mặc dù tên gọi là rau khoai lang nhưng dinh dưỡng cung cấp từ rau lang lại nhiều hơn so với khoai lang. Theo các nhà khoa học đã thông kê được khi phân tích hàm lượng: Trong 100g rau lang, có hàm lượng vitamin cao gấp 3 lần so với khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn 10 lần. Có nhiều loại vitamin B, C, E, biotin beta caroten,  và các khoáng chất như magiê, canxi, kali, phospho, kẽm, mangan, và đồng cũng có trong rau lang .

11711100537.jpeg

Rau lang chứa nhiều dưỡng chất và vitamin…

3. Ăn rau lang có tác dụng tốt cho sức khỏe?

1. Làm giảm tốc độ quá trình oxy hóa

Rau khoai lang là nguồn giàu chất chống ôxy hóa như axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin. Theo Nghiên cứu Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K) cho thấy ăn rau khoai lang giúp giảm quá trình oxy hóa lipid và DNA, Tăng cường glutathione trong máu và nâng cao khả năng chống oxi hóa trong huyết tương. Chiết xuất từ lá khoai lang cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư và ức chế dòng ung thư tuyến tụy.

2. Hỗ trợ chữa trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch

Tại châu Phi và Indonesia, Rau khoai lang được dùng làm bài thuốc truyền thống để hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến tim mạch. Các hợp chất flavonoid và quercetin trong lá khoai lang giúp giảm hấp thu acid béo trong ruột và ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Hỗ trợ chữa trị bệnh đái đường

Rau lang có thể hỗ trợ cải thiện đường huyết ở người bệnh đái tháo đường bằng cách tăng cường sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và bài tiết insulin thông qua các flavonoid trong lá. Quercetin cũng giúp tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, tăng tiết insulin và giảm khả năng kháng insulin. Người bệnh có thể sử dụng ngọn rau lang như một phương thuốc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là lá rau lang non màu đỏ chứa dưỡng chất có tác dụng tương tự insulin, giúp giảm lượng đường huyết.

21711100537.jpeg

Rau lang luộc món ăn tốt cho sức khỏe.

4. Hỗ trợ làm đông máu và giảm đau bụng trong kỳ kinh

Rau khoai lang chứa nhiều vitamin K, giúp đông máu và giảm đau bụng kinh. Vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu, giúp cơ thể hồi phục vết thương nhanh chóng và giảm đau bụng kinh.

5. Giảm nguy cơ loãng xương

Vitamin K từ rau khoai lang có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh bằng cách cân bằng lượng canxi trong xương. Kết hợp với vitamin D, nó cũng giúp hồi phục nhanh chóng cho người bị gãy xương.

6. Phòng trị bệnh táo bón

Rau khoai lang giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón, cải thiện sự cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Cả củ và lá của rau khoai lang đều chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

7.Giảm cân hiệu quả

Ăn rau lang trước bữa ăn có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân. Bằng cách làm đầy dạ dày trước bữa ăn, cơ thể cảm thấy no lâu hơn và ít cảm giác đói, từ đó giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả và cải thiện sức khỏe.

8.Chữa trị bệnh quáng gà

Bệnh quáng gà thường phổ biến ở phụ nữ sau sinh và cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Một cách để ngăn ngừa bệnh này là tham khảo công thức món rau khoai lang non xào gan gà hoặc lợn.

9. Giúp khỏe da, sáng mắt

Rau lang giàu vitamin C, giúp tạo collagen giữ cho làn da tươi trẻ và săn chắc. Ngoài ra, beta carotene, lutein và zeaxanthin trong rau lang cũng giúp duy trì sức khỏe của đôi mắt, ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác.

10.Cải thiện lượng sữa cho phụ nữ sau sinh

Mất sữa và giảm tiết sữa sau sinh là vấn đề phổ biến do áp lực mệt mỏi trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Rau lang tươi nấu với thịt hoặc xào thịt có thể kích thích tiết sữa cho phụ nữ sau sinh.Giải quyết vấn đề băng huyết sau sinh

11.Hỗ trợ chữa băng huyết sau sinh:

Băng huyết sau sinh là tình trạng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của phụ nữ. Rau lang có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề này. Khi xuất hiện băng huyết, lấy nước uống từ rau lang tươi có thể sơ cứu trước khi đưa sản phụ tới bệnh viện kiểm tra.

12.Giảm ốm nghén nôn khi mang thai:

Ốm nghén thường là nỗi ám ảnh của phụ nữ mang thai. Trong rau lang chứa vitamin B6 giúp giảm cảm giác buồn nôn, kích thích vị giác và cung cấp đa dạng thực phẩm cho thai nhi.

13.Bổ thận giảm nhức mỏi lưng:

Thận hư đau lưng nhức mỏi là dấu hiệu của mất cân bằng cơ thể và suy giảm hệ miễn dịch. Rau lang tươi sắc cùng mai rùa chắt nước uống có thể giúp cải thiện tình trạng này.

31711100537.png

Rau lang giảm ốm nghén nôn khi mang thai

4.Các bài thuốc chữa bệnh từ rau lang

Theo TS Bùi Duy Hưng, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết  Rau lang không chỉ là món ăn bổ dưỡng, nó còn chính là một loại dược liệu vô cùng giá trị,

được sử dụng để hỗ trợ chữa trị nhiều căn bệnh, nhưng lại vô cùng lành tính nếu dùng đúng cách.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ rau lang:

-Chữa đau lưng, mỏi gối do thận âm hư: Sắc 30g rau khoai lang cùng với mai rùa để lấy nước uống.

-Thanh nhiệt và giải độc: Chế biến rau thành món luộc hoặc canh, dùng ăn hàng ngày.

-Chữa mụn nhọt: Giã nhuyễn rau khoai lang cùng với đậu xanh và một chút muối. Bọc hỗn hợp trong một tấm vải và đắp lên vết mụn.

- Chữa táo bón: Sắc 60 - 100g rau lang tươi để lấy nước uống.

- Chữa thiếu sữa ở bà bầu: Bà bầu nên ăn thường xuyên món rau lang xào cùng với thịt.

- Chữa bệnh quáng gà: Xào lá rau lang non cùng với gan lợn hoặc gan gà và ăn thường xuyên.

5. Các món ngon từ rau lang

5.1. Rau lang luộc: Đây là cách chế biến đơn giản và bổ dưỡng. Chỉ lấy phần ngọn và lá non của rau, rửa sạch sau đó luộc chín. Có thể chấm cùng với nước mắm, nước tương hoặc chao đều rất hấp dẫn.

5.2. Canh rau lang nấu tôm: Rau lang được rửa sạch, tôm làm sạch rồi cho vào nấu sôi. Cho rau vào và nêm nếm lại vừa ăn. Khi sôi cần nhanh chóng bắc nồi xuống để tránh rau bị nhừ.

5.3. Rau lang xào tỏi: Món ăn này thường được nấu trong nhiều gia đình với hương vị thơm ngon của rau lang và vị bùi của tỏi. Rau lang được xào vừa ăn, tạo thành một món ăn ngon và bổ dưỡng.

41711100537.png

6. Lưu ý để sử dụng rau đúng cách và phù hợp

Tuy ăn rau lang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó cũng có thể gây hại cho cơ thể. Để sử dụng rau lang đúng cách và phù hợp, bạn cần lưu ý các điểm sau:

- Không ăn rau lang khi đói: Mặc dù rau lang có thể hạ đường huyết, nhưng việc ăn khi đói có thể gây nguy hiểm đặc biệt đối với người mắc bệnh đường huyết thấp. Tránh ăn rau lang khi cơ thể đói để tránh tình trạng mệt mỏi.

- Chế biến trước khi ăn: Rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho tiêu hóa, nhưng ăn sống có thể gây ra táo bón. Hãy luộc hoặc xào rau lang cho đến khi chín trước khi ăn.

- Hạn chế ăn quá nhiều: Hàm lượng canxi trong rau lang khá cao, việc ăn quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến thừa canxi và gây sỏi thận. Hãy kết hợp rau lang với các thực phẩm khác để cân đối lượng canxi và dinh dưỡng trong cơ thể.

- Kết hợp với thực phẩm khác: Để tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, bạn nên kết hợp ăn rau lang cùng thịt hoặc gan động vật.

Tóm lại: Lá khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như caroten, lutein, vitamin A và C, kali, canxi, magiê, sắt và xenlulo. Loại rau này cũng rất dễ trồng, có giá thành phải chăng, và ít dùng hoá chất hơn, được mệnh danh là vua của các loại rau bình dân. Củ khoai lang cũng vậy, là một nguồn thực phẩm giàu vitamin C và các chất dinh dưỡng khác.

Tuy ăn rau lang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng điều này chỉ đúng khi ăn với liều lượng phù hợp và kết hợp đầy đủ với các thực phẩm khác. Đồng thời, để tránh mọi nguy cơ đối với sức khỏe, hãy cân nhắc và duy trì một chế độ ăn uống cân đối và hợp lý.

Hy vọng bài viết đã cho thấy câu trả lời cho câu hỏi liệu ăn rau khoai lang có tốt cho sức khỏe không. Chúc bạn luôn thưởng thức những món ăn ngon miệng và hãy lưu ý "đại kị" trên để tốt cho sức khỏe sau khi bổ sung rau lang vào chế độ dinh dưỡng của bạn !

DsCK1. Nguyễn Quốc Trung

Từ khóa: Rau lang
Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh của cây thuốc Mía dò

Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh của cây thuốc Mía dò

Mía dò là một loại cây thuộc họ gừng thường mọc hoang phân bố rộng rãi ở nước ta. Mía dò được các bác sĩ Y học Cổ truyền ví như một cây thuốc quý với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe con người.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của cây Sương sâm và những lưu ý khi sử dụng

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của cây Sương sâm và những lưu ý khi sử dụng

Không chỉ được sử dụng để nấu thành món giải khát, Sương sâm là một loại cây thuốc quý, ngoài tác dụng giải nhiệt, giảm cân nó còn được sử dụng để bồi bổ cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Ngũ trảo: Dược liệu y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh

Ngũ trảo: Dược liệu y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh

Trong y học cổ truyền từ rất lâu người ta đã biết đến tác dụng điều trị bệnh đa dạng của Ngũ trảo; từ các bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn hay gặp ở người lớn tuổi như đau xương khớp.
Bác sĩ cảnh báo bệnh viêm gan B và những lưu ý

Bác sĩ cảnh báo bệnh viêm gan B và những lưu ý

Để kiểm soát bệnh hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng thành viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan, việc phát hiện sớm viêm gan B là rất quan trọng. Khi bị mắc phải bệnh truyền nhiễm này.
Đăng ký trực tuyến