Bạch đồng nữ - vị thuốc y học cổ truyền chữa bệnh phụ nữ

Thứ sáu, 19/04/2024 | 17:01

Bạch đồng nữ là một loại cây bụi nhỏ, cao khoảng 1-1,5m, có thân cây không phân nhánh. Lá của cây bạch đồng nữ to, hình trứng, mọc so le nhau và có nhiều lông mịn.

Bạch đồng nữ, được biết đến với các tên gọi khác nhau như đại khế bà, xú thỷ mạt lỵ, xú mạt lỵ, mò hoa trắng, mò trắng, vậy trắng, bấn trắng, ngọc nữ đỏ, lẹo,… Là một loại thảo dược đặc biệt, thường bị lãng quên dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

01713520954.jpeg

Bạch đồng nữ có đặc điểm thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Lá của cây có chiều dài khoảng 10-20cm, rộng khoảng 8-18cm, với mép lá có răng cưa to, thô. Hoa của cây bạch đồng nữ có màu trắng hoặc hồng nhạt, thơm và thường mọc thành cụm to. Thời điểm cây ra hoa thường vào tháng 7-8 và ra quả vào tháng 9-10. Loài cây này phân bố rộng rãi trên thế giới, từ Philippines, Indonesia, đến Việt Nam và nhiều nơi khác. Ở Việt Nam, chúng mọc tự nhiên ở khắp mọi vùng, từ miền núi đến đồng bằng.

Cây bạch đồng nữ mang lại nhiều tác dụng quý giá cho cơ thể. Tất cả các phần của cây đều có giá trị, từ thân đến lá.

Thu hoạch: Thông thường, lá cây được sử dụng để làm thuốc, và chúng có thể được thu hoạch quanh năm, đặc biệt là khi cây đang hoa hoặc chuẩn bị ra hoa.

Chế biến: Sau khi thu hoạch, lá có thể được rửa sạch và phơi khô hoặc sấy khô để làm thành dược liệu. Nếu lá đã sạch, chúng có thể được phơi khô mà không cần rửa. Lá và thân cây cũng có thể được cắt nhỏ để sử dụng dễ dàng hơn.

Bảo quản: Sau khi sấy khô, lá và thân cây nên được bảo quản trong bao bì kín và được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để lá khô ở nơi ẩm ướt để ngăn ngừa sự hình thành của nấm mốc.

Chiết xuất từ cây bạch đồng nữ chứa nhiều thành phần hoạt chất như flavonoid, tanin, coumarin, axit nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl. Nhờ vào những thành phần này, bạch đồng nữ được coi là một dược liệu quan trọng trong việc điều trị một số bệnh lý của cơ thể.

Theo y học cổ truyền, bạch đồng nữ có vị đắng, tính hàn và thuộc hai kinh tâm và tỳ. Cây này được biết đến với khả năng hạ huyết áp bằng cách giãn các mạch máu ngoại vi và có tác dụng lợi tiểu, ngăn chặn phản ứng viêm gây ra trên tai thỏ do phenol.

Ngoài ra, bạch đồng nữ còn có tác dụng giảm đau mạnh mẽ, đặc biệt là lá cây trước khi ra hoa. Một trong những công dụng không thể bỏ qua của loại thảo dược này là khả năng tiêu viêm phụ khoa. Bạch đồng nữ được sử dụng nhiều trong điều trị kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da. Bên cạnh đó, nó còn được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp và tiêu viêm.

11713520954.jpeg

Điều trị bệnh phụ nữ từ dược liệu Bạch đồng nữ

Chữa trị các bệnh về bạch đới, khí hư, và kinh nguyệt không đều có thể thực hiện qua các phương pháp dưới đây:

Bài thuốc 1: Sử dụng 40-80g lá bạch đồng nữ khô để sắc nước uống hằng ngày.

Bài thuốc 2: Bạch đồng nữ kết hợp với ích mẫu, ngải diệp, và hương phụ. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước để uống.

Trị thấp khớp: Sử dụng 80g bạch đồng nữ, 120g dây gắm, 8g cây tầm xuân, 8g đơn tướng quân, 8g đơn mặt trời, 8g đơn răng cưa, 8g cà gai leo, và 8g cành dâu. Đem tất cả các nguyên liệu này vào ấm, sắc lấy nước để uống. Mỗi ấm có thể chia thành hai lần uống trong ngày.

Làm nhanh lành các vết bỏng: Sắc 1kg thân hoặc lá bạch đồng nữ tươi với 10 lít nước. Sau khi nước sôi, đun nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó lọc nước và để nguội. Vết thương được ngâm hai lần mỗi ngày, mỗi lần 1 giờ trong nước cây bạch đồng nữ hoặc nhỏ giọt lên vết thương.

Điều trị vàng da và niêm mạc vàng: Sử dụng 80-100g rễ cây bạch đồng nữ để sắc nước uống.

Trị giun sán: Dùng lá hoặc ngọn non bạch đồng nữ giã hoặc xay nhuyễn, sau đó ép lấy nước uống. Mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, liên tục trong 4 ngày hoặc cho đến khi ra giun.

Trị đau dạ dày: Sắc lá bạch đồng nữ và chồi lá ổi để lấy nước uống. Mỗi lần uống 2 thìa cà phê và uống hai lần mỗi ngày. Sử dụng thuốc cho đến khi các triệu chứng như đầy hơi và đau bụng giảm.

Một số lưu ý khi sử dụng bạch đồng nữ trong điều trị bệnh:

PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây bạch đồng nữ trong quá trình điều trị bệnh. Sử dụng loại cây này có thể gây ra những tác dụng phụ như nôn mửa hoặc khô cổ, vì vậy việc tuân thủ liều lượng cần thiết là rất quan trọng, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 12-16g.

Các nhóm người như phụ nữ mang thai, người có vấn đề về chức năng gan hoặc thận yếu, nên tránh sử dụng loại thảo dược này. Nếu có biểu hiện dị ứng với cây bạch đồng nữ, người bệnh cũng không nên sử dụng các bài thuốc chứa thành phần của cây này.

Mặc dù bạch đồng nữ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể được sử dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh như gan, dạ dày, vàng da, nhưng việc sử dụng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Vơi những thông tin tham khảo từ bài viết này, có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích về cây bạch đồng nữ và cách sử dụng một cách hiệu quả cho chúng ta.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Bác sĩ y học cổ truyền bật mí công dụng chữa bệnh của cây Đinh lăng

Bác sĩ y học cổ truyền bật mí công dụng chữa bệnh của cây Đinh lăng

Đinh lăng không chỉ được sử dụng làm rau sống hay một món ăn nào đó mà Đinh lăng còn được ví như một loại thuốc bổ với nhiều công dụng người dùng không ngờ tới.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của quả Phật thủ

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của quả Phật thủ

Phật thủ có tên gọi khác là Phật thủ Cam hay Phước thọ Cam. Đây là một loại cây thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh các Y sĩ y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc khác nhau.
Y học cổ truyền Khám phá công dụng chữa bệnh ít ai biết của cây Thù lu cạnh

Y học cổ truyền Khám phá công dụng chữa bệnh ít ai biết của cây Thù lu cạnh

Ngoài công dụng lợi tiểu, cây thù lu cạnh còn được biết đến là loại thảo dược quý trong y học cổ truyền với công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ mà không phải ai cũng biết.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa tay chân lạnh hiệu quả

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa tay chân lạnh hiệu quả

Triệu chứng lạnh tay chân khá phổ biến và thường xuất hiện vào mùa đông, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đăng ký trực tuyến