Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Thứ bảy, 18/03/2023 | 08:11

Ngày 17/3, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT thông từ năm 2025 để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.

thi tot nghiep thpt (1)

Theo cán bộ tuyển sinh Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Lương Thế Vinh thông tin, theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được xây dựng trên các nguyên tắc như sau:

Kế thừa, phát huy kết quả tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong giai đoạn 2015-2019 và kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm 2020, 2021, 2022; đồng thời chủ động tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu và kinh nghiệm tốt của quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT.

Đồng bộ giữa đổi mới các kỳ thi quốc gia với kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ trong quá trình dạy học. Đồng thời phối hợp hài hòa với lộ trình đổi mới đánh giá quá trình học tập của học sinh theo chương trình Giaos dục phổ thông 2018. 

Bám sát chương trình GDPT 2018; bảo đảm đúng quy định của Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT ngày 3/8/2022 sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình GDPT 2018.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu của quá trình tổ chức thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm đồng bộ với quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý ở các cấp học.

Về lộ trình thực hiện, Bộ GD&ĐT dự kiến trong giai đoạn 2025-2030 vẫn giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời, tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Giai đoạn sau 2030, phấn đấu đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm. 

xet-tuyen-dai-hoc-nam-2023

Theo tin tức mới nhất từ Ban Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh cập nhật, theo dự thảo, những môn học thí sinh sẽ thi bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với GDPT); Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với GDTX) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Trong đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Thí sinh học chương trình chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Ngoài trừ môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Bộ GD&ĐT cần phải chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi rất lớn cho 7 môn bao gồm môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1 (gồm 7 ngoại ngữ khác nhau), Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học. 

Trong đó có 3 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ và Tin học lần đầu tiên được xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.

Bên cạnh đó, đến năm 2024 mới có sách giáo khoa lớp 12 và với nhiều bộ sách khác nhau nên công tác chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi sẽ gặp áp lực về thời gian. Bộ GD&ĐT cũng cần phải huy động nguồn lực lớn để ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi, phục vụ công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Các điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện theo sự tiến bộ của người học, bảo đảm nhu cầu học tập suốt đời phù hợp với hội nhập quốc tế chưa đồng đều giữa các địa phương, cần tiếp tục hoàn thiện để thực sự đồng bộ và hệ thống, bảo đảm là điều kiện để thi, kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng.

Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa cấp bộ, cấp địa phương và cấp trường trong thi, kiểm tra đánh giá.

Cao đẳng ngành Y học cổ truyền được đào tạo như thế nào?

Cao đẳng ngành Y học cổ truyền được đào tạo như thế nào?

Y học cổ truyền không chỉ là một ngành nghề bốc thuốc chữa bệnh theo phương pháp Đông Y mà còn là một hệ thống tri thức di sản văn hóa của nhiều quốc gia dùng để điều trị các chứng bệnh được thế hệ đời sau kế thừa thế hệ trước.
Bộ Y tế: Quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y, bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền

Bộ Y tế: Quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y, bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền

Theo Thông tư 02/2024/TT-BYT của Bộ Y tế đã quy định đối tượng được đề nghị cấp giấy chứng nhận lương y giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những mốc thời gian quan trọng thí sinh cần lưu ý

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những mốc thời gian quan trọng thí sinh cần lưu ý

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 1277/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Để không bỏ lỡ thông tin quan trọng trong kỳ thi này, các sĩ tử phải biết rõ các mốc thời gian quan trọng dưới đây.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh hạn chế đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh hạn chế đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển

Tuyển sinh đại học năm 2024, thí sinh chỉ cần đăng ký nguyện vọng theo ngành/trường, không cần đăng ký theo phương thức, tổ hợp xét tuyển.
Đăng ký trực tuyến