Cây chân chim bảy lá, hay còn gọi là thích gia bì, là một dược liệu quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích. Không chỉ giúp giảm đau nhức xương khớp, an thần, nâng cao hệ miễn dịch, mà còn có khả năng chống suy nhược cơ thể tương tự như nhân sâm.
Cây chân chim bảy lá, còn được biết đến với các tên gọi như thích gia bì hay xuyên gia bì, là một loại thảo dược có giá trị trong y học cổ truyền. Cây có hoa nhỏ màu xanh, thường nở vào đầu mùa hạ. Khi chín, quả có hình cầu, đường kính khoảng 3mm, chuyển sang màu đen.
Theo các thầy thuốc Y học cổ truyền, rễ cây chân chim bảy lá là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất. Sau khi thu hoạch, rễ sẽ được tách bỏ phần gỗ, chỉ giữ lại phần vỏ rồi đem phơi khô để bảo quản. Khi phơi dưới ánh nắng mặt trời, vỏ rễ cuộn lại thành từng ống, bên ngoài có màu vàng nâu, mặt trong có màu xám với nhiều chấm nâu vàng, không có mùi vị đặc trưng.
Những công dụng nổi bật của chân chim bảy lá được PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ như sau:
Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp
Trong Đông y, chân chim bảy lá được xem là vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Loại dược liệu này có tác dụng mạnh gân cường cốt, trừ thấp và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có khả năng hỗ trợ điều trị chứng cơ bắp yếu, chống viêm, hạ sốt và giảm đau đáng kể.
Công dụng an thần, cân bằng hệ thần kinh
Chân chim bảy lá có tác dụng điều tiết sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của trung khu thần kinh. Điều đặc biệt là mặc dù có tác dụng tạo hưng phấn, nhưng loại thảo dược này không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người sử dụng.
Chống suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe
Nhờ công dụng chống mệt mỏi và suy nhược cơ thể, chân chim bảy lá được ví như một loại "nhân sâm thiên nhiên". Sử dụng thường xuyên có thể giúp tăng cường thể lực, điều tiết hồng cầu, giải độc cơ thể, chống lão hóa và nâng cao sức chịu đựng khi tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt như thiếu oxy hay nhiệt độ cao.
Nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm hiệu quả
Hoạt chất có trong chân chim bảy lá giúp thúc đẩy quá trình sản sinh kháng thể, điều chỉnh hệ miễn dịch, đồng thời có khả năng chống tế bào ung thư và virus. Ngoài ra, loại cây này còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp như viêm họng, cầm ho, long đờm, nhờ công dụng chống viêm mạnh mẽ.
Mặc dù quả chân chim bảy lá không được sử dụng làm thuốc, nhưng phần rễ của cây lại có thể dùng để ngâm rượu theo hai phương pháp phổ biến:
Phương pháp 1: Sao vàng 100g chân chim bảy lá, ngâm với 1 lít rượu trắng, ủ trong 10 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ trước bữa ăn tối.
Phương pháp 2: Dùng vỏ và rễ cây theo tỷ lệ 1:7 để ngâm rượu. Thời gian ngâm khoảng 3 tháng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn.
Các thông tin về công dụng của chân chim bảy lá chỉ mang tính tham khảo, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.
Cây chân chim bảy lá, hay còn gọi là thích gia bì, là một dược liệu quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích. Không chỉ giúp giảm đau nhức xương khớp, an thần, nâng cao hệ miễn dịch, mà còn có khả năng chống suy nhược cơ thể tương tự như nhân sâm.
Cây lá đắng, còn được biết đến với các tên gọi khác như cây chân chim, sâm nam hay lá lằng, thuộc họ Nhân sâm. Không chỉ được sử dụng như một gia vị trong các món canh, lá đắng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp người bệnh thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Cà độc dược là một trong những loài cây quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều tên gọi như hoa trắng, cà điên, cà lục dược, sùa tũa, hìa kia piếu. Từ lâu, cà độc dược đã được ứng dụng trong chữa bệnh nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ do độc tính cao, đòi hỏi sự cẩn trọng khi sử dụng.
Tẩu mã phong là vị thuốc y học cổ truyền có nhiều công dụng trong điều trị bệnh như giảm đau, tiêu phù, lợi tiểu, chống viêm và hỗ trợ chữa các bệnh ngoài da. Với tính mãnh liệt, vị thuốc này đòi hỏi sự thận trọng khi sử dụng để phát huy tối đa hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.