Cây Mần tưới: Dược liệu đông y tuyệt vời cho sức khỏe của bạn

Chủ nhật, 07/01/2024 | 09:11
Theo dõi ULTV trên

Mần tưới là một loại cây hay còn được gọi với tên khác là Hương thảo, Co phất phứ hay Trạch lan… Đây là một loại Dược học cổ truyền được các thầy thuốc sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh đặc biệt hữu ích.

cây mần tưới

Theo giảng viên Bùi Duy Hưng hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ, Mần tưới là một loại cây thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae), cây có tên khoa học là Eupatorium fortunei Turez.

Mần tưới là cây thân thảo sống nhiều năm, cây có chiều cao từ 30 đến 100cm. Thân và cành có màu tím, rãnh chạy dọc và được phủ một lớp lông tơ. Lá cây Mần tưới có hình dải rộng, mọc đối xứng, đầu lá thường nhọn còn gốc thường thon và tròn. Lá mần tưới có mép răng cưa đều, rộng khoảng 2.5 đến 4.5cm và dài khoảng 5 đến 12cm. Gân lá Mần tưới hình lông chim, bề mặt lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm, màu tím nhạt. Quả bế, có 5 cạnh và màu đen. Cây ra hoa vào tháng 7 đến 11 và sai quả vào tháng 9 đến 12.

Trong cây Mần Tưới có chứa các thành phần hóa học như tinh dầu, trong tinh dầu có chứa methyl thymol ether neryl aceatate, lindelofine, O-coumaric acid, p-cymene, taraxasteryl palminate,….

Tiến sĩ Hưng chia sẻ một số bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh hữu ích từ dược liệu Mần tưới như sau:

Chữa rong kinh: Sử dụng Mã đề, ké hoa vàng và chỉ thiên mỗi vị 15 g, mần tưới 20 g. Mang sắc uống đều đặn.

Chữa thống kinh và kinh nguyệt không đều: Sử dụng Hương phụ, mần tưới, ngải cứu, nhọ nồi và ích mẫu mỗi vị 15 g. Mang các vị sắc uống.

Trị chứng chậm kinh, máu kinh xấu, thường ra màu nâu đen: Sử dụng Nghệ xanh, ngưu tất, ích mẫu và hương phụ (tứ chế) mỗi vị 16 g, chỉ xác, tô mộc và mần tưới mỗi vị 12g. Mang các vị sắc lấy nước uống.

Chữa tỳ vị hư yếu khiến tiêu hóa kém, bụng đầy trướng và đau tức ngực: Sử dụng Trần bì 6 g, lá sen và hậu phác mỗi vị 8 g, bán hạ chế, mần tưới, đại phúc bì và hoắc hương mỗi vị 12 g. Mang các vị sắc lấy nước uống.

Chữa người nóng vào buổi chiều, miệng đắng, đi tiểu vàng, rêu lưỡi nhờn hơi vàng: Sử dụng Hoàng cầm, hoắc hương và bán hạ chế mỗi vị 12 g, ý dĩ nhân, hoạt thạch mỗi vị 16g, hoàng liên 6 g, mần tưới, chỉ thực, hậu phác mỗi vị 8 g. Mang các vị sắc lấy nước uống.

Chữa mụn nhọt sưng chưa sinh mủ, da sưng tấy, bầm tím do chấn thương: Sử dụng 1 nắm mần tưới tươi khoảng 50 g. Mang Rửa sạch, để ráo và giã nát với 1 ít muối, sau đó đắp lên chỗ sưng đau.

Giải cảm do nắng nóng: Sử dụng 100 g lá mần tưới non. Mang nấu canh ăn trong ngày, nên dùng khi canh còn nóng. Sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày.

Kích thích tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể: Sử dụng Mần tưới 20 g (hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô). Mang Sắc với 300ml nước, còn lại 100 ml dùng uống hằng ngày.

Chữa mất ngủ, mệt mỏi và ăn uống kém ở phụ nữ sau khi sinh: Sử dụng Rẻ quạt 4 g, nhân trần 6g, ngải cứu 10 g, vỏ quả bưởi đào khô 4 g, mạch môn và mần tưới mỗi vị 20 g. Mang sắc uống ngày dùng 1 thang, nên dùng liên tục trong vòng 10 ngày.

Giảm gàu ở da đầu: Sử dụng Lá bưởi 20 g, bồ kết 3 đến 5 quả và mần tưới tươi 25 g. Mang đun dược liệu rồi lấy nước gội đầu. Nên gội 2 lần/ tuần.

Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền từ Mần tưới

Theo chia sẻ từ Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên, bác sĩ Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, mặc dù Mần Tưới có tác dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng khi sử dụng Mần Tưới cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Không sử dụng cho người có thể âm hư và huyết nhiệt;

Không sử dụng cho người huyết hư nhưng không có ứ trệ;

Nên sử dụng bài thuốc từ mần tưới cho người bị chậm kinh. Người có kinh nguyệt đến sớm hơn không nên dùng dược liệu này.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh từ lá trầu không

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh từ lá trầu không

Lá trầu không là một loại cây có lịch sử lâu đời trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, người xưa đã dùng trầu không như một loại thuốc bổ cho hệ tiêu hóa, có tác dụng làm giảm các triệu chứng như: đau bụng, táo bón, chướng bụng,..
Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành Y

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành Y

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí cho sinh viên ngành Y, nhằm giảm gánh nặng tài chính, thu hút nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt tại các vùng khó khăn.
Y học cổ truyền khám phá công dụng của lá Tre và những bài thuốc chữa bệnh

Y học cổ truyền khám phá công dụng của lá Tre và những bài thuốc chữa bệnh

Tre một loại cây khá phổ biến ở nước ta. Lá tre là một dược liệu được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Lá tre được thu hái khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn được dùng làm vị thuốc trong Đông y.
Y học cổ truyền mách bạn công dụng chữa bệnh hiệu quả từ cây Hẹ

Y học cổ truyền mách bạn công dụng chữa bệnh hiệu quả từ cây Hẹ

Cây hẹ (Allium tuberosum) là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, với nhiều tác dụng chữa bệnh đã được nghiên cứu và ứng dụng từ hàng nghìn năm nay. Toàn cây hẹ, từ rễ đến lá đều có công dụng chữa bệnh, đặc biệt với các đặc tính cay, ôn, hành khí, tán ứ, chỉ hãn, giúp ôn trung, kiện vị, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người.
Đăng ký trực tuyến