Cây Muối, hay còn được biết đến với tên gọi Diêm phu mộc, là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong bài thuốc Ngũ bội tử
Cây Muối, hay còn được biết đến với tên gọi Diêm phu mộc, là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong bài thuốc Ngũ bội tử
Ngoài ra, trong y học dân gian, cây Muối được sử dụng không chỉ lá mà còn bao gồm rễ, thân, và vỏ cây.
Hãy cùng với Giảng viên từ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về công dụng, cách sử dụng, và những điều cần biết về cây Muối.
1.Đặc điểm chung về cây muối
Tên gọi khác: Diêm phu mộc. Ngũ bội tử mộc,
Tên khoa học: Rhus chinensis Mill. - Anacardiaceae. Thuộc họ Đào lộn hột
Hình ảnh Cây và hoa trên cây muối
1.1.Mô tả thực vật:
Cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ, có chiều cao từ 2 đến 10m. Cành non, cuống lá, và cuống hoa được phủ lông ngắn màu nâu.
Lá kép lông chim lẻ, dài 20 - 40cm mọc so le,. Số lượng lá chét thường từ 9 đến 13, chúng có hình mũi mác mỏng, dài khoảng 8 - 10cm, và rộng khoảng 4 - 6cm, với đầu lá nhọn và gốc thuôn. Mặt dưới lá có lông ngắn màu nâu tro, có gân nổi rõ, mép khía có răng, và phần cuống lá hình trụ. Lá thường bị châm bởi một loại côn trùng, gây ra sự xuất hiện của những bướu sần sùi không đều về kích thước.
Chùy hoa nằm ở ngọn cây, hoa nhỏ, lưỡng tính, có màu vàng trắng. Lá đài thường có 5 - 6 chiếc, và cánh hoa cũng thường là 5 - 6.
Quả hạch có lông mềm, hơi tròn, màu vàng cam hoặc đỏ.
Cây thường ra hoa vào tháng 6 - 7 và cho quả vào khoảng tháng 10 - 11.
![]() | ![]() |
Cận ảnh hoa và Lá của cây muối
1.2.Phân bố- sinh trưởng:
Cây Muối được phân bố từ Đông Ấn Độ đến các quốc gia như Lào, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, và Indonesia (Sumatra và Java) Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Ở Việt Nam, cây Muối tự nhiên mọc rải rác từ vùng núi trung bình xuống đến vùng núi thấp, trung du, và thậm chí ở các vùng đồng bằng ven biển miền Trung và các đảo lớn. Phạm vi phân bố của cây này trải dài từ miền Bắc đến các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai và Lâm Đồng.
Cây Muối thích ứng với môi trường sáng và có thể phát triển ở những vùng đất khô cằn như đồi cây bụi thấp, đất mới khai phá, hoặc khu vực nương rẫy đã bỏ hoang. Cây Muối thường mọc chủ yếu ở một số địa phương như huyện Quản Bạ và Yên Minh (Hà Giang), Bảo Thắng và Bát Xát (Lào Cai), với những vùng mọc tập trung đặc biệt. Cây này thường nổi lên giữa các loại cây bụi thấp hoặc cỏ cao, tạo ra nhiều hoa và quả. Vào mùa đông, khi quả già, lá cây chuyển sang màu vàng và rụng. Cây Muối có khả năng tự tái sinh chủ yếu từ hạt, còn thân và gốc sau khi bị chặt vẫn có thể phục hồi và phát triển chồi mới.
2.Bộ phận dùng và cách thu hái, chế biến, bảo quản:
Bộ phận sử dụng: Lá, rễ, hạt và tổ sâu trên cây Muối.
Thu hái:
Rễ có thể thu hái quanh năm.
Lá được thu hái vào mùa hè thu, có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô sau khi rửa sạch.
Hạt được lấy từ quả già.
Ngũ bội tử, là tổ của côn trùng Melaphis chinensis (Bell) Baker tạo ra trên lá cây Muối, thu hoạch vào mùa thu. Sau đó, nhúng vào nước sôi hoặc đun sôi cho đến khi bề mặt bên ngoài có màu xám.
Bảo quản: Dược liệu đã được phơi khô cần đựng trong túi kín ở nơi thoáng mát để tránh ẩm, mốc, và mối mọt.
3.Thành phần hoá học
Hạt:
- Chứa tannin từ 50% đến 70%, đôi khi lên đến 80%. Thành phần chủ yếu là penta-m-digaloyl-β-glucose.
Acid galic chiếm từ 2% đến 4%.
- Bổ sung bởi lipid, nhựa, tinh bột, acid hữu cơ, acid tartric, acid citric, và flavonoid.
Rễ: Chứa flavon, phenol, acid hữu cơ, tannin, và dầu béo.
Lá: Trích xuất từ lá thu được 4 flavon và ethyl gallate, acid semialatic.
Và Các acid moronic, betulenic, 6-pentadecylsalicylic có tác dụng sinh học.
4.Tác dụng dược lý
* Theo y học cổ truyền:
Phần ngũ bội tử có vị chát, hơi chua và tính bình. Phần rễ và lá thì lại có vị mặn và tính mát. Được quy vào các kinh: Thận, Phế, Đại trường…
Công dụng: Liễm phế, làm săn, hạ sốt. cầm máu,
Thường được dùng để Chữa ho, tiêu chảy, lỵ ra máu, lỵ mạn tính, vàng da, thận hư yếu, chảy máu cam, ngộ độc, ra nhiều mồ hôi, nôn ra máu.
Ngoài ra, dùng ngoài làm thuốc đắp ngoài da còn giúp trị mụn nhọt hay lở loét.
*Theo y học hiện đại:
1.Tác dụng chống vi rút:
- Chống HIV: Nghiên cứu chỉ ra khả năng ức chế sự nhân lên của HIV-1.
- Chống virus herpes simplex (HSV): Có hiệu quả dự phòng và điều trị chống lại HSV-1 và HSV-2.
2. Tác dung chống ung thư:
Các phân tử như pentagalloylglucose và axit gallic có hoạt tính chống ung thư, chẳng hạn chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và sarcoma.
3.Tác dungchống đái tháo đường:
Axit tannic, chứa pentagalloylglucose, có tác dụng hạ đường huyết và insulin, giảm lượng glucose mà không làm tăng mỡ.
4.Tác dung chống tiêu chảy:
Chiết xuất methanol từ quả cây Muối giảm đáng kể tốc độ đại tiện, bài tiết dịch ruột, và nhu động đường tiêu hóa.
5.Công dụng và liều dùng
* Công dụng
- Lá: Thuốc giảm đau, có thể kích thích tuần hoàn máu, chữa ho ra máu, viêm, giảm viêm thanh quản, đau bụng, Hỗ trợ làm lành gãy xương do chấn thương, tăng tiết tinh trùng, chữa rắn cắn, chống ho, tiêu chảy.
- Quả: Hỗ trợ và chữa trị bệnh Đại tràng, tiêu chảy, kiết lỵ, vàng da và viêm gan.
- Hạt: Chữa Ho, kiết lỵ, sốt, vàng da, viêm gan, sốt rét và giảm viêm thấp khớp.
- Rễ: Chữa trị tiêu chảy, tăng tiết tinh trùng, chữa sốt rét, trị ho, điều trị anasarca, vàng da và rắn cắn.
-Ngũ bội tử: Chữa tiêu chảy, đái tháo đường, sát trùng, hạ sốt, làm se và cầm máu, ho dai dẳng đờm,có máu, đổ mồ hôi tự phát, đau bụng kinh, bỏng, trĩ, bệnh răng miệng, viêm nhiễm, nhiễm độc,sốt và đau nhức, nhiễm trùng da, ung thư trực tràng và ruột. sốt rét,
Đây là vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích
* Công dụng khác:
- Sử dụng trong Nhuộm Màu:
Lá cây Muối, giàu tanin, có thể được thu hoạch vào mùa thu và sử dụng làm thuốc nhuộm màu nâu.
Chất tannin cũng được sử dụng trong công nghiệp nhuộm màu.
- Chất Nhuộm từ Nốt Sần:
+ Nốt sần được tạo ra trên lá và cuống lá do hoạt động của rệp, chứa đến 77% tanin.
+ Nó không chỉ được sử dụng trong y học mà còn làm thuốc nhuộm và thuộc da cho các vật liệu khác nhau.
- Dầu từ Hạt:
+ Dầu chiết xuất từ hạt có thể được sử dụng cho nhiều mục đích.
+ Có thể đạt được độ đặc tương tự như mỡ động vật và được sử dụng để làm nến với đuốc cháy rực rỡ, mặc dù có khói hơi hăng.
- Sử dụng trong Mỹ Phẩm:
+ Chiết xuất của cây Muối được tích hợp làm thành phần trong các chế phẩm mỹ phẩm thương mại.
+ Là chất dưỡng da hiệu quả, có tính chất chống tạo bọt, kháng khuẩn, làm se, chất làm mềm và dưỡng tóc.
- Cây Muối Bonsai: - vì cây lớn với phần tán rộng nên cây muối bonsai cũng được trồng rất phổ biến.
Liều dùng
Dùng 2 –5g/ngày dạng thuốc sắc. Dùng ngoài 0,5 – 2g/ngày.
6.Một số bài thuốc y học cổ truyền
1.Chữa đi lỵ ra máu lâu ngày:
Dùng Ngũ bội tử 1 lạng (40 g) và Phèn phi 5 đồng cân (20 g).
Tán bột viên với hồ, uống với nước cơm, mỗi lần 2 g đến 8 g.
Ngày uống 2 – 3 lần.
2.Chữa ho lâu ngày, khạc ra máu:
Sử dụng phần cuống lá của cây phơi khô hoặc rang lên.
Tán thành bột mịn và uống mỗi lần 4g với nước chè sau bữa ăn.
Ngày uống 2 – 3 lần.
3.Chữa trị loét lợi và đau răng:
Sử dụng phần thân hoặc lá của cây, phơi khô và nghiền thành bột.
Đắp bột trực tiếp lên răng hoặc vùng lợi bị tổn thương.
Hoặc xát xỉa vào chỗ đau.
4. Chữa trị Lòi dom, lở loét, vết thương: Rửa bằng dung dịch 5 – 10% Ngũ bội tử.
5. Chữa trị thủy thũng: Vỏ rễ cây Muối 4 – 8 g, nấu nước uống.
Vỏ rễ cây Muối 4 – 8 g, nấu nước uống.
Sắc với khoảng 1 lít nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày với liều dùng đúng 1 thang/ngày.
6.Chữa trị bệnh thận hư, thận ứ nước
Chuẩn bị: cây muối, cây nổ, cây mực, cây quýt gai mỗi vị 20g.
Nấu sắc với khoảng 800ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
7. Chữa trị đau bụng, đi tiêu lỏng
Sử dụng một lượng cây muối khô từ 20-30g mỗi ngày.
Tán thành bột mịn, làm viên bằng hạt đậu xanh.
Uống khoảng 15 – 20 viên /ngày cùng với nước ấm pha bạc hà.
8. Chữa trị chứng sa âm đạo
Bột cây muối trộn với giấm, bôi bên ngoài trên rốn để điều trị chứng sa âm đạo và chứng đái dầm (tiết nước tiểu không tự chủ, đặc biệt là khi ngủ).
7. Những lưu ý khi sử dụng cây muối
Mặc dù cây muối là một loại thảo dược có thể chữa trị nhiều bệnh lý, tuy nhiên, có những điều cần lưu ý khi sử dụng:.
- Cần tham khảo và trao đổi với bác sĩ: Đối với những bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, việc sử dụng cây muối cần tham khảo và giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
- Kiểm tra tương thích: Kiểm tra kỹ đặc tính và sự tương thích của cơ thể trước khi sử dụng, đặc biệt là đối với phần mủ của cây muối có thể gây kích ứng nếu dùng không đúng cách.
- Không được dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai:
- Tìm mua sản phẩm từ các nguồn uy tín và được kiểm định để đảm bảo chất lượng và an toàn
Tóm lại, cây Muối là một loại cây quý có nhiều công dụng quan trọng trong y học cổ truyền và hiện đại, bao gồm khả năng chống virus, hỗ trợ chữa ung thư, và hỗ trợ chữa trị đái tháo đường. Trong y học cổ truyền, cây Muối được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh như tiêu chảy, ho, lở loét, và đau răng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh những tác động nguy hiểm đối với cơ thể../.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung