“Chi tiền tỉ” thu hút thầy giỏi về dạy học

Thứ ba, 15/03/2022 | 15:11

Trong thời gian gần đây, môt số tỉnh đề xuất chính sách thu hút nhân tài cho ngành giáo dục, thậm chí “chi tiền tỉ” để mời các giáo sư, tiến sĩ về giảng dạy tại các trường THPT chuyên. Đây là vấn đề được bàn luận sôi nổi trong suốt thời gian qua.

Cụ thể tỉnh Hòa Bình đề xuất chính sách đặc thù - hỗ trợ 1 tỷ đồng cho người có trình độ phó giáo sư, giáo sư về làm giảng dạy tại trường THPT chuyên, 300 triệu đồng với người có trình độ tiến sĩ với cam kết phải giảng dạy tại trường từ 10 năm trở lên để người tài vững tâm cống hiến. Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Với các chuyện gia giáo dục, thì đề xuất này rất nhân văn.

“Chi tiền tỉ” thu hút thầy giỏi về dạy học
“Chi tiền tỉ” thu hút thầy giỏi về dạy học

Tìm người tài để đào tạo người tài

Chính sách đãi ngộ cho người tài luôn được đề cao, và là việc đương nhiên của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam – người ta thường nói “nghề nghèo nhất” chính là “nghề làm thầy”, cho nên nhiều người tài thường không lựa chọn “làm thầy”.

Nhiều năm trở lại đây, tại nhiều địa phương trên cả nước, các chính sách thu hút người tài, đặc biệt là những người có năng lực cao cho ngành giáo dục được đề xuất và hưởng ứng mạnh mẽ.

Từ năm 2018, Sở GD&ĐT Quảng Nam đã có chính sách thu hút nhân tài cho ngành Giáo dục bằng việc liên hệ với các trường sư phạm để nắm bắt hồ sơ, nguyện vọng của sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc và thủ khoa, rồi đặt vấn đề tuyển dụng và bổ nhiệm theo nhu cầu của địa phương.

Năm 2021, Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang đã có Thư ngỏ gửi sinh viên thuộc các trường sư phạm trên toàn quốc về địa phương công tác với chế độ ưu đãi hấp dẫn: Tốt nghiệp thủ khoa được hỗ trợ 55 lần mức lương cơ sở; tốt nghiệp loại xuất sắc được hỗ trợ 50 lần mức lương cơ sở; tốt nghiệp loại giỏi được hỗ trợ 45 lần mức lương cơ sở.

Dù biết có nhiều ý kiến trái chiều về “sự đãi ngộ” này, thế nhưng theo như Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa cho rằng việc có chính sách đặc thù để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là cần thiết, điều này thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục. Ông còn chỉ rõ, muốn được như mong muốn của lãnh đạo tỉnh cũng không hề dễ bởi cho dù có "chi tiền tỉ"  như thế, nhiều “người tài” chưa chắc đã về.

“Chi tiền tỉ” thu hút thầy giỏi về dạy học
“Chi tiền tỉ” thu hút thầy giỏi về dạy học

Cần chiến lược dài hơi

Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đã lâu, PGS.TS Mai Quốc Chánh – hiệu trưởng trường đại học Lương Thế Vinh, nguyên là Trưởng Khoa Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động) trường đại học Kinh tế quốc dân cho rằng việc các địa phương "chi tiền tỉ" hoặc mạnh tay thu hút người tài đầu tư cho giáo dục địa phương là những bài toán mang đậm tính nhân văn. Nhưng đây không phải là một việc đơn giản, đòi hỏi hội đồng nhân dân các tỉnh phải có chiến lược dài hơi khi xây dựng chính sách, cần có tính phổ quát và tầm nhìn xa, với hiệu lực trong vòng 10 - 20 năm, chứ không phải là ngày một, ngày hai.

Hoan nghênh một số địa phương đã có đề xuất chính sách đặc thù để thu hút GS, PGS, TS về công tác trong trường chuyên, song PGS.TS Vũ Trọng Rỹ - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – cho rằng: Chính sách này rất khó khả thi bởi dạy học ở trường chuyên phải giỏi hai thứ: Khoa học cơ bản và khoa học sư phạm. Để đạt được hai tiêu chí này cùng một lúc là khó. Còn với những người đã đạt thì hầu hết đều có công việc làm ổn định với mức thu nhập không thấp.

Ông Dương Trung Quốc – Đại biểu Quốc hội khóa XIV ở góc nhìn khác: Sáng kiến thì phải qua thực tế mới kết luận được. Trong sáng kiến, cho phép sai số ở mức độ có thể chấp nhận. Tuy nhiên, cấp quản lý không được lợi dụng để tư lợi. Song nếu chỉ dựa vào học hàm, học vị và lấy chuẩn thuần túy là PGS, GS, TS thôi thì cần xem xét và cân nhắc lại. Việc này cần có quy trình để bảo đảm chất lượng, công khai, minh bạch.

Chi tiền tỉ để mời thầy giỏi về dạy liệu có là phương hướng đúng đắn. Trên các diễn đàn mạng, các phương tiện công nghệ thông tin, ý kiến này cũng được bàn luân rất nhiều. Người cho là đúng, người cho là sai, ai cũng có lý, tuy nhiên chúng ta nhận thấy rõ mong muốn tích cực của ban quản lý cá địa phương, cũng như lãnh đạo cả nước trong việc muốn nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ khóa: chi tiền tỉ
Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Khi ngành chăm sóc sức khỏe đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về nhân lực ngành y dược cũng ngày càng tăng. Với sự đặc thù trong công việc, nhân viên y dược nhận được sự kính trọng của xã hội cùng với nhiều mức thu nhập hấp dẫn. Vậy học y nên chọn ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời về vấn đề này.
Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Các bạn thí sinh yêu thích ngành Y Đa khoa nên tìm hiểu, so sánh điểm chuẩn đại học ngành Bác sĩ đa khoa các năm trước để dự đoán điểm chuẩn năm nay và căn cứ theo lực học của mình để đăng ký dự tuyển vào trường phù hợp.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.
Đăng ký trực tuyến