Ngày 4/3 vừa qua, Thông tư số 03/2022/TT – BGDĐT chính thức có hiệu lực. Các trường đại học chính thức được trao quyền tự chủ. Trước văn bản quy phạm pháp luật này, các trường có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào trong tuyển sinh.
Ngày 4/3 vừa qua, Thông tư số 03/2022/TT – BGDĐT chính thức có hiệu lực. Các trường đại học chính thức được trao quyền tự chủ. Trước văn bản quy phạm pháp luật này, các trường có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào trong tuyển sinh.
Trước khi Luật giáo dục Đại học có hiệu lực thi hành, ở nước ta chỉ có 2 trường là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM có quyền chủ động cao trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu KH, tự chủ về tài chính, quan hệ quốc tế và bộ máy tổ chức. Khi tự chủ đại học được luật hóa, đã tạo điều kiện khuyến khích các cơ sở công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo đại học và giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước. Tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách.
Thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực, tiếp tục đề cao và tôn trọng quyền tự chủ của các trường. Theo đó, căn cứ vào các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, phương thức tuyển sinh và việc phát triển tăng hoặc giảm quy mô đào tạo theo nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo, phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở đào tạo.
Thông tư số 03 được ban hành trên cơ sở thống nhất quy định trong các văn bản triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học và Nghị định 99/2019/NĐ-CP.
Theo đó quy định các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình trong việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm và phải đảm bảo thực hiện minh bạch, công khai.
Đặc biệt “tự chủ” không có nghĩa là “tự do”, thông tư quy định rõ về việc sử phạt các sai phạm. Cụ thể: Cấm xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 5 năm đối với cơ sở đào tạo nào vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh, kể từ khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vi phạm của cơ sở đào tạo. Người đứng đầu cơ sở đào tạo và cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, Thông tư số 03 cũng quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong xác định và công bố chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo, cụ thể:
Hội đồng trường chịu trách nhiệm giải trình về định hướng phương thức tuyển sinh và việc phát triển tăng hoặc giảm quy mô đào tạo theo nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo, phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định việc xác định chỉ tiêu và chịu trách nhiệm giải trình về số lượng chỉ tiêu cụ thể từng ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo, bảo đảm phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.
Những năm trước đây, đã có một số trường đại học vượt rào khi tuyển sinh vượt quá khả năng, năng lực đào tạo của mình. Với những hướng dẫn cụ thể của Thông tư 03, cùng nhiều quy định ràng buộc khác, mong rằng mùa tuyển sinh năm nay và những năm tiếp theo không có tình trạng các trường xé rào để tuyển sinh sai.
Tuân thủ Thông tư 03 của Bộ GD&ĐT trường đại học Lương Thế Vinh đã công bố đề án tuyển sinh năm 2022 và tích cực thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về tuyển sinh đại học.