Cốc Tinh thảo – Vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

Thứ năm, 28/03/2024 | 15:52

Cốc Tinh thảo, một loại thảo dược quý, có nhiều ứng dụng quý báu trong y học cổ truyền, được biết đến với hiệu quả như tăng cường sức mạnh cho xương khớp, hỗ trợ thận, giảm đau ở lưng và gối, ngừng chảy rang và làm dịu tiêu chảy kéo dài.

Với những người quan tâm đến sức khỏe và muốn tìm kiếm các phương pháp điều trị tự nhiên. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu thêm về loài cỏ quý trong YHCT ngày nhé!

01711616121.jpeg

Hình ảnh cây Cốc Tinh Thảo

1. Đặc điểm dược liệu:

Tên gọi khác: Cỏ dùi trống.

Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L. - Họ Cốc tinh thảo (Eriocaulaceae).

Tên gọi: Cỏ được gọi là Cốc tinh thảo vì sau khi gặt lúa, cỏ thường mọc lên nhờ vào dư khí của lúa.

1.1. Mô tả thực vật:

Cây thảo nhỏ, thường mọc thành bụi, sống hàng năm. Thân cây rất ngắn, mang một bó lá dạng dải rộng mọc thành vòng, bề mặt mịn và có nhiều gân dọc.

Cuống của cụm hoa có 6 cạnh sắc, có thể xoắn nhiều hoặc ít, chiều dài từ 10 đến 55cm. Đầu hoa thường hình trứng hoặc hình trụ, có đường kính từ 4 đến 6mm, với lá bắc dày và màu vàng.

Cán của hoa cũng dài từ 10 đến 55cm, có thể có nhiều hoặc ít cạnh sắc và xoắn. Đầu hoa thường hình trứng hoặc hình trụ, được phủ bởi lông rải rác, lá bắc của tổng bao được làm từ vật liệu nhẵn và cứng, màu vàng nổi bật, che phủ các hoa ở phía bên trong. Lá bắc màu xanh nhạt, bóng láng, bề mặt trên có nhiều lông.

Hoa cái thường có 3 lá đài rời, cánh hoa thường ngắn hơn lá đài. Hoa đực thì chỉ có 2 lá đài, hợp lại thành ống, tương tự cũng có 2 cánh hoa hợp lại thành ống và bao phần phấn màu đen. Loài cây này thường ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.

11711616121.jpeg

Hình ảnh các bộ phận của cây Cốc Tinh Thảo

1.2. Phân bố sinh trưởng: 

Loài này cũng phân bố rộng rãi trong các xứ nhiệt đới và ôn đới, thường xuất hiện dọc các con đường và trên đất hoang dã trên những vùng đất ẩm ướt như bãi lầy, ruộng thấp, vùng ven sông, ven biển ở cả 3 miền của Việt Nam.Cây cũng như được tìm thấy tại Trung Quốc.

2.Bộ phận dùng làm thuốc: 

Cây cỏ dùng làm thuốc, gọi là cốc tinh thảo, bao gồm cả cụm hoa và cuống.

Thời gian thu hái chủ yếu tập trung vào mùa thu khi thấy nhiều hạt nhỏ màu đen.

Gốc cụm hoa có một tổng bao gồm nhiều lá bắc hình vảy nhỏ màu vàng bóng, chất mềm dẻo và khó bẻ gẫy.

Quy trình thu hái và sơ chế:

Thu hái vào tháng 9, lúc hoa hình sao trắng là tốt nhất, sau đó phơi khô và lưu giữ.

Theo TS Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ Hoa và cuống hoa được phơi hoặc sấy khô. Cụm hoa hình đầu, có đường kính từ 0,5-0,8cm, có cán dài (còn gọi là Cốc tinh hoa). Dùng hoa bỏ cán được gọi là Cốc tinh châu, bao gồm nhiều hoa khô nhỏ hình ống màu vàng bóng, nén chặt với nhau, trên đầu có vẩy nhỏ màu trắng xám. Cây nhỏ này được xếp liền nhau cho hình cầu màu trắng xám và có thể bóp nát ra.

Bảo quản: Cần phải tránh mốc, nát, và ẩm mốc. Cách tốt nhất là phơi hoặc sấy nhẹ (ở nhiệt độ từ 50 – 60 độ C) cho đến khi hoàn toàn khô.

21711616121.jpeg

Hình ảnh Dược liệu khô Cốc Tinh thảo

3.Thành phần hóa học:

Các hợp chất chính có trong cỏ dùi trống bao gồm:

Alkaloid: Đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và chống vi khuẩn.

Flavonoid: Là các chất chống ô nhiễm tự nhiên và có khả năng chống vi khuẩn.

Và Tannin Có tác dụng chống viêm

4.Tác dung – Công dụng:

Theo y học cổ truyền, cỏ dùi trống có dược tính vị ngọt, hơi cay, tính bình có hơi lạnh không độc.

Các tác dụng và công dụng chính của cỏ dùi trống bao gồm:

- Sơ tán phong nhiệt, sáng mắt tan màng mộng, chủ trị mắt có màng mộng (mục ế), viêm kết mạc, nhức răng, cảm mạo phong nhiệt.

- Làm dịu, làm mát, và làm sáng mắt, giúp chữa các vấn đề liên quan đến mắt.

-Tăng cường sức mạnh của thận.

- Hỗ trợ xương khớp, giúp giảm đau lưng, đau xương, mỏi gối, và chấn thương xương.

- Điều trị tiêu chảy kéo dài.

- Kích thích tuần hoàn máu, làm giảm đau bằng cách làm ổn định dòng máu, và điều trị chứng chảy máu chân răng.

- Theo một nghiên cứu mới đây, cỏ dùi trống chứa các hợp chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ trong việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

31711616121.png

 

5. Những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc cốc tinh thảo

1. Chữa nhức đầu, đau vùng mi mắt, thiên đầu thống:

Cốc tinh thảo 6g, Nhũ hương 3g, Địa long 9g

Tán bột mỗi lần dùng nửa chỉ đốt cháy vào ống ngực bên nào ngửi bên lỗi mũi ấy

2.Chữa trị nhức đầu một bên hoặc chíng giữa đầu:

Lấy 30g Cốc tinh thảo tán bột và pha cùng bột hồ với bột miến trắng.

Sau đó, thoa hỗn hợp này lên một miếng giấy và dán vào vị trí đau. Khi miếng dán khô, bạn có thể thay bằng miếng khác.

Tiếp theo, lấy 3g Đồng lục, 3g Tiêu thạch (lượng này có thể điều chỉnh tùy thuộc vào vị trí đau ở bên phải hoặc bên trái) và pha cùng với bột Cốc tinh thảo tán. Sau đó, hít vào mũi.

3.Chữa chảy máu cam không cầm:

Cốc tinh thảo 6g, tán bột uống với nước miến sắc lần

4.Trị mắt có màng mộng:

Dùng Cốc tinh thảo, Phòng phong, mỗi vị 2g, tán bột uống với nước cơm + Trị mắt đỏ kéo màng từ vị thuốc cốc tinh thảo

Dùng Cốc tinh thảo: 20g,Long đờm thảo: 10gNgưu bàng: 8g

Kinh giới, Phục linh, Mộc thông, Hồng hoa, Cam thảo,Sinh địa và Xích thược: mỗi vị 8g

Đem tất cả các loại thuốc đã chuẩn bị vào chảo, sao vàng với lửa vừa.

Tiến hành tán thành bột mịn.

uống 3 lần /ngày, mỗi lần khoảng 3 – 6g.

5.Trị trẻ nhỏ bị quáng gà:

Dùng cốc tinh thảo 1 cặp (tương đương khoảng 10g) kết hợp với phổi dê đã thiến rồi.

Nấu chín ăn hằng ngày.

6.Trị đục thủy tinh thể:

Kết hợp cốc tinh thảo, ngao biển, sò huyết và gan lợn (heo) để nấu chín và ăn.

7.Trị trẻ nhỏ bị trúng nắng:

Đốt tồn tính của cốc tinh thảo, sau đó hạ khử thổ cho người rồi tán bột và uống với nước cơm nguội.

8.Trị mắt đỏ, mắt có màng mộng, nhức nửa đầu, đau răng:

Sắc uống cốc tinh thảo, long đờm, sinh địa, xích thược, hồng hoa, ngưu bàng, kinh giới, phục linh, mộc thông, cam thảo.

9.Chữa phong nhiệt, đau mắt, đau đầu:

Sắc uống cốc tinh thảo, huyền sâm, kinh giới, dành dành, mộc thông, thanh ngâm.

10.Trị trẻ nhỏ bị cam tích, mắt đỏ sợ ánh sáng:

Sắc uống cốc tinh thảo, gan heo.

11.Trị lợi răng sưng đau:  Sắc uống cốc tinh thảo.

Ngoài ra , Ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị mụn nhọt chảy nước vàng, sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm thận, viêm kết mạc.

*Kiêng kỵ: Không có phong nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt.

 Tóm lại, Cốc Tinh thảo không chỉ là một loại cây thông thường, mà còn là một nguồn dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Nó được biết đến với hiệu quả như tăng cường sức mạnh cho xương khớp, hỗ trợ thận, giảm đau ở lưng và gối, ngừng chảy răng, và làm dịu tiêu chảy kéo dài. Đối với những ai quan tâm đến sức khỏe và đang tìm kiếm các phương pháp điều trị tự nhiên, cây này có thể là sự lựa chọn đáng xem xét. Bài thuốc từ vị thuốc cốc tinh thảo đã được Y Học Cổ Truyền áp dụng từ lâu, mang lại hiệu quả cao trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, để đạt được kết quả mong muốn, người bệnh cần tuân thủ bài thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Từ khóa: Cốc Tinh thảo
Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh của cây thuốc Mía dò

Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh của cây thuốc Mía dò

Mía dò là một loại cây thuộc họ gừng thường mọc hoang phân bố rộng rãi ở nước ta. Mía dò được các bác sĩ Y học Cổ truyền ví như một cây thuốc quý với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe con người.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của cây Sương sâm và những lưu ý khi sử dụng

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của cây Sương sâm và những lưu ý khi sử dụng

Không chỉ được sử dụng để nấu thành món giải khát, Sương sâm là một loại cây thuốc quý, ngoài tác dụng giải nhiệt, giảm cân nó còn được sử dụng để bồi bổ cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Ngũ trảo: Dược liệu y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh

Ngũ trảo: Dược liệu y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh

Trong y học cổ truyền từ rất lâu người ta đã biết đến tác dụng điều trị bệnh đa dạng của Ngũ trảo; từ các bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn hay gặp ở người lớn tuổi như đau xương khớp.
Bác sĩ cảnh báo bệnh viêm gan B và những lưu ý

Bác sĩ cảnh báo bệnh viêm gan B và những lưu ý

Để kiểm soát bệnh hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng thành viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan, việc phát hiện sớm viêm gan B là rất quan trọng. Khi bị mắc phải bệnh truyền nhiễm này.
Đăng ký trực tuyến