Dược sĩ cần lưu ý những gì nếu muốn mở quầy thuốc để kinh doanh thuốc?

Chủ nhật, 30/06/2024 | 15:18

Thị trường dược phẩm là mảnh đất kinh doanh tốt nên có nhiều người đổ xô đi học Cao đẳng Dược để sau này có đủ điều kiện mở quầy thuốc kinh doanh. Tuy nhiên, để quầy thuốc có thể cạnh tranh được với các chuỗi nhà thuốc lớn thì cần nắm rõ kiến thức kinh doanh trong lĩnh vực Dược.

Skype_Picture_2024_06_30T08_06_35_279Z

Theo Dươc sĩ Hân giảng viên Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ những điều lưu ý khi bắt đầu kinh doanh quầy thuốc, nhà thuốc cho các bạn Dược sĩ mới vào nghề như sau:

Để Nhà thuốc, Quầy thuốc có khách thì việc quan trọng nhất cần làm là lựa chọn mặt bằng thuận tiện giao thông, gần khu dân cư đông đúc, gần các cơ sở khám chữa bệnh như Bệnh viện, Trung tâm y tế.

Thứ 2 là phương án nhập thuốc từ nguồn các chợ đầu mối bán sỉ hay qua các đại lý trung gian, trình dược viên và các giải pháp marketing để cho khách hàng xung quanh khu vực biết đến Nhà thuốc, Quầy thuốc là những lưu ý dành cho các dược sĩ khi bắt đầu kinh doanh nhà thuốc mới.

Thứ 3 là cần biết phân bổ chi phí hợp lý như tiền thuê mặt bằng, trả tiền lương nhân viên, điện nước, internet, quảng cáo khuyến mãi cho khách hàng để giúp cho dược sĩ tận dụng tối đa số vốn hiện có để mang lại hiệu suất kinh doanh tối đa vận hành nhà thuốc.

Chia sẻ về chủ đề này tại Hội thảo cập nhật kiến thức chuyên môn trong hành nghề dược Nam Định, dược sĩ Phạm Thùy Thu Hà, thuộc chuỗi nhà thuốc ở TP.HCM, cho biết: ‘Dược sĩ nên dành 40% chi phí vốn của mình cho các hạng mục như giấy tờ, hồ sơ pháp lý, mặt bằng và cơ sở vật chất của nhà thuốc, 60% cho thuốc thực phẩm chức năng và các mặt hàng khác; trong đó 50% sẽ dành cho thuốc và 10% là các mặt hàng thực phẩm chức năng’.

Ngoài ra, về tiêu chí thuê mặt bằng, dược sĩ Hà chia sẻ nên chọn theo các tiêu chí vị trí mặt bằng, giá thuê và diện tích mặt bằng. Dược sĩ nên ưu tiên chọn nhà thuốc ở vị trí dễ tiếp cận, việc chọn mặt bằng tại các vị trí thuận tiện, đông dân cư cũng sẽ giúp dược sĩ tối ưu được chi phí marketing sau này.

Tối ưu hóa việc nhập hàng bằng cách đa dạng hóa danh mục sản phẩm của quầy thuốc. Chủ nhà thuốc nên tránh nhập quá nhiều một loại thuốc để tránh thuốc bán chậm bị hết date. Tìm hiểu tính chất đặc thù của khách hàng trong khu vực Nhà thuốc kinh doanh để tập trung vào các mặt hàng mà Nhà thuốc mình bán được nhiều.

Skype_Picture_2024_06_30T08_06_36_821Z

Cập nhật kiến thức chuyên môn về thuốc để tư vấn cho khách hàng tốt nhất

Việc liên tục bổ sung và cập nhật kiến thức dược và chứng chỉ CPE không chỉ giúp nhà thuốc duy trì được chuẩn nhà thuốc GPP. Mà còn giúp dược sĩ cập nhật được các kiến thức về dược và các xu hướng mới trong ngành dược.

Chủ nhà thuốc hoặc dược sĩ phụ trách chuyên môn cần lên kế hoạch cập nhật kiến thức chuyên môn về dược (CPE) mỗi ba năm một lần; mỗi buổi cập nhật trung bình 8 giờ học tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp dược sĩ cập nhật được các quy định Luật Dược và kiến thức mới.

Ngoài ra, khi tham gia các chương trình, hội thảo cập nhật kiến thức chuyên môn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì dược sĩ có thể học hỏi và trao đổi thêm về các kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc cũng như kết nối với các nhà thuốc trong khu vực mình đang hoạt động để có thêm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những món ăn bài thuốc chữa bệnh của Hải sâm

Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những món ăn bài thuốc chữa bệnh của Hải sâm

Theo y học cổ truyền thì ngoài giá trị dinh dưỡng cao thì hải sâm còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, là động vật không có xương sống và sống ở biển.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ vỏ quýt

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ vỏ quýt

Quýt là loại quả được nhiều người yêu thích vì tính bổ dưỡng cũng như bởi vị ngọt của chúng. Bên cạnh đó vỏ quýt cũng mang đến cho chúng ta nhiều công dụng bất ngờ.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của cây cỏ bấc đèn

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của cây cỏ bấc đèn

Cây cỏ bấc đèn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như mất ngủ, thủy thũng, đau họng (hầu tỳ), nhiệt lâm, trẻ em khó ngủ, mụn nhọt, viêm họng.
Y học cổ truyền chia sẻ cách ngăn ngừa bệnh sỏi thận từ trái măng cụt

Y học cổ truyền chia sẻ cách ngăn ngừa bệnh sỏi thận từ trái măng cụt

Vào mùa hè chúng ta vẫn đã quen với hình ảnh quả măng cụt được bày bán ở các cửa hàng hoa quả măng cụt là loại trái cây ngon, mang lại nhiều vitamin cho sức khỏe và đặc biệt hơn măng cụt có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa hiệu quả sỏi thận hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến