Y học cổ truyền chia sẻ cách ngăn ngừa bệnh sỏi thận từ trái măng cụt

Thứ ba, 02/07/2024 | 09:44

Vào mùa hè chúng ta vẫn đã quen với hình ảnh quả măng cụt được bày bán ở các cửa hàng hoa quả măng cụt là loại trái cây ngon, mang lại nhiều vitamin cho sức khỏe và đặc biệt hơn măng cụt có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa hiệu quả sỏi thận hiệu quả.

măng cụt

Theo y học cổ truyền, măng cụt có vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng can, ích thận, lợi ngũ tạng.

Măng cụt là một loại trái cây nổi tiếng không chỉ bởi vị ngon ngọt mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh từ các chất chiết xuất có trong măng cụt. Công trình nghiên cứu của Mỹ nhận thấy rằng có một chất hóa học chiết xuất từ quả măng cụt có thể giúp dự phòng hình thành sỏi thận. Kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí “Nature”.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Houston-Mỹ đã nghiên cứu thấy một chất hóa học chiết xuất từ quả măng cụt đó là acide hydroxycitrique (AHC). Nghiên cứu cho thấy rằng AHC có thể ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể canxi oxalat (chiếm gần 80% các trường hợp) và giúp hòa tan chúng một cách hiệu quả. Những thử nghiệm đầu tiên được thực hiện trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu hy vọng có những thử nghiệm trên lâm sàng để những khởi đầu trong điều trị.

IMG_3391

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, AHC có thể giúp các viên sỏi tan trước khi được bài xuất theo nước tiểu ra ngoài! Chính xác hơn là hoạt chất này có hiệu quả trong việc dự phòng canxi oxalate, chính các tinh thể này là nguyên nhân gây nên gần 90% các trường hợp cơn đau quặn thận. Theo Tiến sĩ Jeffrey Rimer- tác giả công trình nghiên cứu cho biết rằng nghiên cứu đem lại nhiều hứa hẹn trong tương lai và nếu thử nghiệm trên lâm sàng thành công, điều này sẽ giúp giảm số bệnh nhân mắc sỏi thận mạn tính.

Trên thế giới có khoảng 12% nam giới và 7% nữ có liên quan đến sỏi thận, những viên sỏi nhỏ này thường nằm ở niệu quản sau đó đến bàng quang, niệu đạo trước khi được bài xuất ra ngoài. Sỏi thận thường gây nên cơn đau điển hình gọi là “cơn đau quặn thận”. Nếu đường kính của viên sỏi khoảng 5-10 mm thường khó tống ra ngoài một cách tự nhiên theo đường tiểu và thường gây cảm giác đau buốt.

Ngoài ra theo các nhà khoa học để dự phòng sỏi thận cần có các biện pháp bổ sung: uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống nhiều hơn khi bạn có những luyện tập hoặc trời nắng nóng, bên cạnh đó cần hạn chế muối và những thực phẩm giàu chất béo ( thịt, các sản phẩm từ sữa…), có những luyện tập thể dục thể thao…

Cách đây nhiều thế kỷ, măng cụt được biết như một loại trái cây giúp tăng cường sức khoẻ, giảm đau, hạ sốt, tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, đái đường, tiêu chảy, bệnh tiết niệu…

Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh đặc biệt từ Khổ qua

Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh đặc biệt từ Khổ qua

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là loại dây leo có tua cuốn thuộc họ bầu bí dưa. Mướp đắng hiện là một trong những loại thực phẩm được nhiều người ưa thích. Tuy có vị đắng nhưng loại mướp đặc biệt này vẫn rất hấp dẫn người sử dụng bởi nó rất tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Sản đắng

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Sản đắng

Theo y học cổ truyền, sản đắng có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau).
Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những món ăn bài thuốc chữa bệnh của Hải sâm

Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những món ăn bài thuốc chữa bệnh của Hải sâm

Theo y học cổ truyền thì ngoài giá trị dinh dưỡng cao thì hải sâm còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, là động vật không có xương sống và sống ở biển.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ vỏ quýt

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ vỏ quýt

Quýt là loại quả được nhiều người yêu thích vì tính bổ dưỡng cũng như bởi vị ngọt của chúng. Bên cạnh đó vỏ quýt cũng mang đến cho chúng ta nhiều công dụng bất ngờ.
Đăng ký trực tuyến