Hoa cúc: Vị thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả

Chủ nhật, 16/02/2025 | 10:45
Theo dõi ULTV trên

Hoa cúc là loài hoa quen thuộc trong đời sống hàng ngày, thường được dùng để cắm trang trí hoặc thắp hương. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết rằng ngoài công dụng làm đẹp không gian, hoa cúc còn có những lợi ích to lớn trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý trong y học cổ truyền.

hoa cúc

Hoa cúc có rất nhiều loài, ước tính lên đến hơn 13.000 loài, trong đó cúc trắng và cúc vàng là hai loại thường được sử dụng nhất. Theo nghiên cứu Tây y, hoa cúc chứa tinh dầu, vitamin A, B, một số axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, thành phần selen trong hoa cúc giúp khử gốc tự do, chống oxy hóa và lão hóa, còn crom hỗ trợ phân giải và bài tiết cholesterol, giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Theo y học cổ truyền, hoa cúc có vị ngọt, cay, đi vào các kinh phế, can, thận, giúp dưỡng âm, thanh nhiệt, tán phong thấp và giáng hỏa. Cúc trắng có vị ngọt hơn và tính hơi hàn, thiên về trị bệnh liên quan đến khí phế. Cúc vàng thiên về tính ôn và chủ trị các vấn đề liên quan đến can nhiệt.

Một số bài thuốc chữa bệnh tiêu biểu từ hoa cúc

1. Thuốc trường xuân, bất lão – Đan trường thọ: Sử dụng mầm cúc hái vào tháng 3 âm lịch, lá tháng 6, hoa tháng 9 và gốc rễ tháng 12 với lượng bằng nhau. Phơi khô tự nhiên và tán thành bột, hoàn với hạt đậu xanh. Uống mỗi lần 5g bột pha với nước ấm hoặc dùng viên hoàn từ 10 – 15g, uống ngày 2 lần khi đói. – Cúc hoa tiên tửu: Hoa cúc thu hoạch vào tháng 8 – 9, nấu lấy nước cốt và dùng để nấu cơm nếp làm rượu. Nếu thêm nước cốt sinh địa, đương quy và kỷ tử thì rượu càng bổ dưỡng. Bài thuốc này giúp chữa đau đầu, chóng mặt, sáng mắt, chữa các bệnh tuổi già và tăng cường sức khỏe tổng thể.

2. Nhẹ đầu, sáng mắt – Chữa cảm mạo và đau đầu do thời tiết: Dùng hoa cúc 30g, kim ngân hoa 20g, lá dâu tằm 15g, hãm nước thật sôi, uống nóng mỗi 2 – 3 giờ. – Hoa cúc tươi sắc nước cô lại thành cao với mật ong, mỗi lần hòa 15g cao với nước ấm để uống. – Gối hoa cúc: Dùng 2kg hoa cúc khô cho vào ruột gối thay bông giúp làm dịu đầu óc, hỗ trợ sáng mắt.

3. Chữa bệnh tim mạch – Hỗ trợ tăng huyết áp: Hoa cúc 10g, hoa hoè 6g và thảo quyết minh 10g, sắc với 500ml nước, chia thành 3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng 10g bạch cúc, 8g hoa hoè, 3g lạc nhân sắc uống ngày một thang trong 7 ngày. – Suy tim: Sắc 300g hoa cúc thành nước cốt, cô đặc thành cao. Mỗi lần uống 20 – 25ml, ngày uống 2 lần. – Giảm mỡ máu và béo phì: Dùng hoa cúc, sơn tra phiến và thảo quyết minh, mỗi vị 15g sắc với 500ml nước, chia thành 3 lần uống mỗi ngày.

4. Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu – Dùng bạch cúc và hoa thiên lý mỗi vị 10g, ngải cứu 12g, rau má và lá đinh lăng mỗi vị 8g sắc uống ngày một thang, uống liên tục 5 ngày. – Chữa đau đầu: Bạch cúc 9g, hoa nhài 3g, rau má 10g và cúc bách nhật 5g sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống liên tục 3 – 5 ngày.

Theo TS Lê Xuân Hùng, giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, hoa cúc không chỉ là loài hoa trang trí mà còn là vị thuốc quý với công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến y tế trước khi áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá mơ lông trong y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá mơ lông trong y học cổ truyền

Từ xưa đến nay, lá mơ lông vẫn được xem là một loại rau gia vị ăn kèm khá phổ biến, thường được dùng trong các món ăn nhiều đạm như: gỏi cá, thịt chó, nem thính… Đặc biệt, đây không chỉ là loại rau ăn kèm mà còn là bài thuốc hay, có sẵn trong vườn nhà với nhiều công dụng tốt, điều trị các loại bệnh khác nhau.
Tầm gửi gạo và những công dụng nổi bật trong y học cổ truyền

Tầm gửi gạo và những công dụng nổi bật trong y học cổ truyền

Tầm gửi gạo, một loại dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, thuộc họ Tầm gửi và có tên khoa học là Taxillus chinensis. Loại cây này thường phân bố rộng rãi tại Việt Nam, từ các vùng trung du, miền núi cho đến đồng bằng.
Chữa ho hiệu quả bằng các thảo dược y học cổ truyền: Phương pháp an toàn, lành tính

Chữa ho hiệu quả bằng các thảo dược y học cổ truyền: Phương pháp an toàn, lành tính

Y học cổ truyền từ lâu đã nổi tiếng với những bài thuốc chữa ho từ thảo dược tự nhiên. Các vị thuốc như tía tô, húng chanh, cam thảo hay bách bộ không chỉ giúp giảm ho hiệu quả mà còn an toàn cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu công dụng và cách dùng các thảo dược này để chữa ho tại nhà một cách an toàn, hiệu quả.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của Hoàng liên chân gà

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của Hoàng liên chân gà

Hoàng liên chân gà từ lâu đã được sử dụng trong Đông y để điều trị nhiều bệnh lý như viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, trĩ, viêm túi mật, viêm gan, sốt cao và mụn nhọt. Với những tác dụng chữa bệnh phong phú, thảo dược này được coi là một trong những vị thuốc quý hiếm của y học cổ truyền.
Đăng ký trực tuyến