Khám phá 5 bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh hiệu quả từ cây rau sam không phải ai cũng biết

Thứ ba, 23/04/2024 | 09:46

Rau sam là một loại rau mọc hoang khá phổ biến trong dân gian, thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình. Ngoài làm thức ăn, rau này còn được xem là một vị thuốc y học cổ truyền quý hỗ trợ chữa nhiều bệnh.

rau sam

Rau sam hay còn gọi là mã xỉ hiện, có tên khoa học là Portulaca oleracae L., thuộc họ Rau sam Portulacaceae. Đây là một loại cỏ sống hàng năm, có nhiều cành mẫm, nhẵn. Thân có màu đỏ nhạt, dài 10 – 30cm. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống. Phiến lá dày, mặt bóng, dài 2cm, rộng 8 – 14mm. Những lá phía trên họp thành một thứ tổng bao quanh các hoa. Hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Quả nang hình cầu, mở bằng 1 nắp. Trong có chứa nhiều hạt màu đen bóng.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết, rau sam là vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường lợi tiểu, hoạt huyết tiêu viêm và được dùng nhiều để chữa các bệnh viêm nhiễm, kiết lỵ, lở loét rất hiệu quả. Ngoài ra, trong rau sam còn có chứa một nguồn kháng sinh rất dồi dào có khả năng  điều trị các bệnh về đường ruột, viêm bàng quang, viêm cầu thận và đường tiết niệu rất hiệu quả.

Dưới đây là 5 bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh hiệu quả từ cây rau sam, mời bạn đọc tham khảo:

1. Bài thuốc y học cổ truyền từ rau sam trị tiêu chảy

Chuẩn bị: 100g rau sam tươi, 50 cỏ sữa tươi. (nếu người bệnh đi ngoài ra máu thì có thể cho thêm 20g rau má và 20g nhọ nhồi để sắc cùng).

Cách dùng: Các nguyên liệu đem rửa sạch sau đó cho vào ấm nấu nước để uống hàng ngày. Sử dụng bài thuốc từ rau sam này khoảng 2 – 3 ngày thì bệnh sẽ khỏi.

2. Bài thuốc trị giun sán cho trẻ

Chuẩn bị: 50g rau sam tươi, muối trắng.

Cách dùng: Rau sam đem rửa sạch, vẩy ráo nước sau đó cho vào cối giã nát cùng với 1 chút muối hạt. Giã xong vắt lấy nước cốt cho trẻ uống hàng ngày.

3. Bài thuốc chữa chàm

Chuẩn bị: Rau sam tươi, băng gạt y tế.

Cách dùng: Rau sam đem rửa sạch sau đó giã nát và dùng bã rau để đắp trực tiếp lên vết chàm rồi dùng băng gạt y tế để băng lại. Cứ thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi vết chàm biến mất.

4. Bài thuốc chữa viêm tuyến vú

Chuẩn bị: 6g phác tiêu, 50g rau sam.

Cách dùng: Đem 2 nguyên liệu trên rửa thật sạch rồi cho vào cối giã nát và đắp trực tiếp vào chỗ đau. Kiên trì thực hiện bài thuốc từ rau sam này sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

5. Bài thuốc chữa đái ra máu

Chuẩn bị: 7 cây mã đề, 60g rau sam.

Cách dùng: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi cho vào siêu sắc lấy nước uống mỗi ngày hết một thang, sau 3 ngày thì ngỉ 1 ngày. Trong quá trình áp dụng bài thuốc từ rau sam này phải tuyệt đối kiêng thức ăn cay nóng.

Rau sam là một loại thực phẩm và dược phẩm có nhiều công dụng hữu ích đến đời sống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh lưu ý khi sử dụng rau sam:

Rau sam thường được dùng tươi, sắc uống hoặc dùng ngoài da. Nếu dùng rau sam tươi, nên sử dụng 50 – 100g/ ngày.

Rau sam có tính hàn nên phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng, vì có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Không đun nấu rau sam quá kỹ khi chế biến sẽ khiến rau bị mất đi các chất dinh dưỡng.

Những người bị tiêu chảy nặng, cấp tính không nên dùng rau sam hoặc nếu có thì nên kết hợp thêm các loại thuốc có vị cay, ấm.

Trong rau sam có chứa 2 thành phần nitrate và oxalate nên những người có tiền sử bệnh sỏi thận nên tránh sử dụng vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Khi chế biến rau sam, có 3 thứ tuyệt đối không nên dùng chung với rau sam là: thịt ba ba, rùa và trứng vịt lộn. Nếu dùng chung, nó có thể gây ra ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Lá Khôi tía bài thuốc y học cổ truyền điều trị đau dạ dày

Lá Khôi tía bài thuốc y học cổ truyền điều trị đau dạ dày

Khôi tía là một vị thuốc có khả năng chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Bởi các hoạt chất trong lá khôi có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, giúp se vết loét và giảm đau dạ dày một cách nhanh chóng
Qủa anh đào món ăn bài thuốc y học cổ truyền tốt cho sức khỏe

Qủa anh đào món ăn bài thuốc y học cổ truyền tốt cho sức khỏe

Có hơn 100 loại anh đào, nhưng chúng được nhóm thành hai loại chính: ngọt và chua. Nguồn cung cấp vitamin C, chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm.
Bác sĩ cảnh báo ung thư thực quản: Nhận biết và phòng ngừa

Bác sĩ cảnh báo ung thư thực quản: Nhận biết và phòng ngừa

Ung thư thực quản được coi là một trong những loại bệnh ác tính đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn có đủ hiểu biết về loại bệnh này, nhận diện được các triệu chứng và biết cách phòng tránh không?
Bí Đao: Thực phẩm và bài thuốc y học cổ truyền tốt cho sức khỏe

Bí Đao: Thực phẩm và bài thuốc y học cổ truyền tốt cho sức khỏe

Bí đao là một trong những loại thực phẩm phổ biến được nhiều gia đình ưa chuộng để chế biến rau xanh.
Đăng ký trực tuyến