Mở cửa trường đại học: Sinh viên là F0 không bị bỏ lại phía sau

Thứ ba, 15/02/2022 | 15:22
Theo dõi ULTV trên

Ngày 14/2, sinh viên các trường đại học đã học trực tiếp. Tất cả các trường đã chuẩn bị các tình huống và các phương án phòng chống dịch bệnh chu đáo.

sinh viên các trường đại học đã học trực tiếp
sinh viên các trường đại học đã học trực tiếp

phương án phòng chống dịch bệnh chu đáo của các trường đại học

GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Trưởng ban phòng chống dịch của trường cho biết, sáng 14/2, 50% sinh viên của trường đã bước vào buổi học trực tiếp đầu tiên sau thời gian học trực tuyến kéo dài. Nhà trường đã đảm bảo cơ sở vật chất, và các điều kiện an toàn khi đón các em trở lại.

Nhà trường đã sắp xếp sẵn sàng 256 phòng học, 534 phòng ký túc xá đáp ứng cho khoảng gần 3.000 sinh viên. Đồng thời, bổ sung thêm phòng trực y tế học đường để ứng phó với các vấn đề phát sinh.

Ngoài ra, Nhà trường còn bố trí khu cách ly và điều trị tại chỗ tạm thời đối với sinh viên F0 triệu chứng nhẹ; F1 cách ly tại 2 khu nhà, có chỗ vệ sinh khép kín. Cùng đó, nhà trường cũng trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng dịch như: máy đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang,…

Ông Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, hầu hết sinh viên đều có tâm lý sẵn sàng khi trở lại trường sau thời gian nghỉ để phòng chống dịch.

Tuy nhiên, thực tế, khi trở lại trường, có một vài sinh viên bày tỏ thích học trực tuyến. Trong thời gian này, việc học trực tuyến vẫn được bố trí song song và nhà trường vẫn khuyến khích sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp để ổn định nề nếp dạy học. Ông Chương cho biết thêm, với những sinh viên F0 hay F1 bị cách ly, nhà trường đều đưa ra phương án hỗ trợ để các em vẫn theo kịp chương trình đào tạo. “Không sinh viên nào bị bỏ lại phía sau” là quan điểm chỉ đạo chung của nhà trường.

Thiết lập đường dây nóng hỗ trợ sinh viên.

Trường đại học Ngoại thương lên kế hoạch đón sinh viên muộn hơn 2 ngày, từ ngày 16/2. Theo PGS. TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng nhà trường, công tác chuẩn bị cũng đang được trường gấp rút hoàn thiện, từ phun khử khuẩn đến xây dựng các kế hoạch, phương án ứng biến cho các tình huống có thể xẩy ra.

PGS Phạm Thu Hương cho hay sau quãng thời gian khá dài học trực tuyến, việc học trực tiếp trở lại cũng nẩy sinh nhiều vấn đề khiến sinh viên không khỏi băn khoăn, từ các điều kiện trở lại trường cho đến chương trình học, thủ tục hành chính…, đặc biệt là với những tân sinh viên khi các em chưa từng đến trường dù đã học cả học kỳ.

“Trong thời gian qua, trường đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng để có thể hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên xung quanh việc quay trở lại trường học trực tiếp. Trường cố gắng phản hồi sớm nhất các câu hỏi để sinh viên và phụ huynh yên tâm. Trường cũng sắp xếp thời gian trở lại trường riêng cho sinh viên năm thứ nhất để hỗ trợ đầy đủ cho các em”, bà Phạm Thu Hương nói.

Trong ngày hôm qua, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cùng đoàn công tác của Bộ đã đi kiểm tra một số trường đại học tại Hà Nội. Đánh giá về việc mở cửa trường các trường đại học, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, việc trở lại trường sau quãng thời gian dài nghỉ chống dịch, sinh viên sẽ có tâm lý e ngại, sức ì. Chính vì vậy ông bày tỏ mong muốn nhà trường cùng tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên sớm vượt qua để tiếp tục đảm bảo chất lượng đào tạo.

“Chúng ta không nên hoang mang, sợ hãi nhưng cũng không lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh. Các nhà trường cũng cần tổ chức đầy đủ các hoạt động học tập, nghiên cứu để đảm bảo quyền lợi chính đáng của sinh viên, cố gắng tổ chức dạy học trực tiếp an toàn ở mức cao nhất”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Trường Đại học Lương Thế Vinh cũng đang xây dựng kế hoạch, gấp rút chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm thích ứng với dịch bệnh khi đón sinh viên trở lại trường học trực tiếp. Dự kiến trong tháng 3 tới, nhà trường sẽ đón sinh viên các ngành Xây dựng, Thú y, CNTT, QTKD, Tiếng Anh trở lại học trực tiếp. Thông tin chi tiết xem tại website: https://ultv.edu.vn/ hoặc trang fanpage Trường đại học Lương Thế Vinh.

Từ khóa: Sinh viên
Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với cấu trúc 4 môn thi đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho học sinh. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các đơn vị giáo dục, cùng định hướng tuyển sinh rõ ràng sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong lựa chọn và đạt được kết quả như mong đợi.
Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.
Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Năm 2025, thế hệ thí sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo những quy định mới. Sự thay đổi trong các tổ hợp môn xét tuyển đã gây không ít bối rối và áp lực cho thí sinh.
Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, điều chỉnh việc xét tuyển sớm là một bước cần thiết nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng trong tuyển sinh, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của xã hội và yêu cầu từ các trường đại học. Trong đó, việc quy về một thang điểm chung đang được xem là giải pháp quan trọng.
Đăng ký trực tuyến