Những bài thuốc đông y hiệu quả từ cây Xấu hổ cho sức khỏe của bạn

Thứ năm, 07/11/2024 | 10:00
Theo dõi ULTV trên

Cây Xấu hổ là dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tuy là loại cây mọc hoang ở ven ruộng nhưng cây Xấu hổ lại có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh hiệu quả trong y học cổ truyền.

Những bài thuốc đông y hiệu quả từ cây Xấu hổ

Cây Xấu hổ còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ, cay thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo,… thuộc họ Đậu – Fabaceae với tên khoa học là Minosa pudica L. Thuộc loài cây thân thảo, thường mọc ở ven đường hoặc những vùng đất trống trên khắp cả nước và sống ít năm.

Lúc mới sinh trưởng, cây xấu hổ mọc thẳng hướng lên, đến khi trưởng thành sẽ bò trườn trên mặt đất. Thân cây được phân thành nhiều nhánh, có nhiều gai hình móc và có thể dài đền 1,5m. Lá có hình lông chim, cuống là hình chân vịt, khi chạm vào lá sẽ tự động khép lại xuôi theo trục lá. Hoa mọc ra từ nách lá với cuống hoa dài, có có màu tím đỏ, hình cầu, thời gian ra hoa khoảng tháng 6 – 8. Quả có hình ngôi sao, dài khoảng 2mm rộng khoảng 3mm, mọc tụ thành một chùm, quả thắt lại ở giữa hạt, nhiều lông cứng.

Tất cả các bộ phận của cây xấu hổ đều có thể sử dụng để bào chế dược liệu. Cành và lá có thể thu hái vào mùa khô (có thể dùng tươi hoặc khô đều được), còn rễ cây có thể đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng phơi khô và bảo quản để dùng dần.

Theo chia sẻ của giảng viên Y học cổ truyền Nguyễn Thị Oanh hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh: Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, se và chứa một lượng độc nhỏ, quy vào kinh phế.

Cây xấu hổ thường được sử dụng để điều trị một số bệnh như: mất ngủ, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, viêm kết mạc cấp tính, đau dạ dày, viêm gan, huyết áp cao, đau nhức xương khớp, tê liệt tay chân, kinh nguyệt không đều,… vô cùng hiệu quả.

Dưới đây là một số bài thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả của cây xấu hổ do bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Văn Đức sưu tầm, mời bạn đọc tham khảo:

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp kéo dài

Dùng rễ cây xấu hổ thành từng miếng mỏng, phơi khô ở chỗ mát.

Mỗi ngày dùng khoảng 120g rễ cây đem sao vàng.

Sau đó tẩm với rượu 35 – 45 độ và sao vàng cho khô thuốc.

Cho vào ấm đất hoặc ấm sứ cùng với 600ml nước, đun lửa nhỏ đến khi nước trong ấm còn lại 200 – 300ml.

Chia nước thuốc uống 2 – 3 lần/ngày, uống liên tục trong 4 – 5 ngày sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.

Bài thuốc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại

Bài 1: Dùng 30g rễ cây xấu hổ (đã thái mỏng, tẩm rượu, sao thơm), sắc với 400nl đến khi còn 100ml. Chia nước thuốc uống 2 lần/ngày.

Bài 2: Dùng mỗi thứ 12g gồm các nguyên liệu: rễ cây xấu hổ, hy thiêm, thiên niên kiện, thổ phục linh, dây đau xương, gai tầm xoong, tục đoạn, kê huyết đằng, dây gắm. Sắc nước thuốc uống 1 ngày/1 thang.

Bài 3: Dùng mỗi thứ 20g gồm các nguyên liệu: rễ cây xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần cùng với mỗi thứ 10g các nguyên liệu: rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây. Có thể ngâm rượu hoặc sắc uống 1 ngày/1 thang.

Bác sĩ Y học cổ truyền

Bài thuốc hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát bệnh đau xương, thấp khớp, tê thấp

Bài 1: Dùng mỗi thứ từ 15 – 20g rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt (khô), sắc nước uống trong ngày.

Bài 2: Dùng nước sắc của rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, cho thêm 1 chút muối và ngâm các khớp trong từ 20 – 30 phút khi còn ấm.

Bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh

Dùng riêng cả cây xấu hổ 15g hoặc lá cây xấu hổ 6 – 12g (có thể kết hợp với 15g cây nụ áo tím, 30g chua me đất). Sắc nước uống vào buổi tối, liên tục trong 7 – 10 ngày.

Bài thuốc chữa tăng huyết áp

Dùng mỗi vị 6g gồm: cả cây xấu hổ, hoa dại, trắc bách diệp, đỗ trọng, câu đằng, hạt muồng ngủ sao, lá vông nem, thân lá bạch hạc. Mỗi vị 8g gồm: hà thủ ô, tang ký sinh cùng với 4g địa lang. Sắc nước uống hàng ngày hoặc có thể tán các nguyên liệu trên thành bột, luyện thành viên, mỗi ngày dùng 20 – 30g.

Bài thuốc chữa đầy bụng khó tiêu

Dùng lá và cành cây xấu hổ, bạch thược, mạch nha: mỗi loại 16g với 12g thần khúc. Sắc nước uống vào sau bữa ăn buổi trưa và tối. Dùng 3 – 5 ngày sẽ có hiệu quả.

Bài thuốc viêm khí quản mạn tính

Dùng 100g rễ cây xấu hổ sắc với 600ml đến khi còn 100ml và uống 1 ngày/2 lần. Dùng liên tục 10 ngày.

Bài thuốc chữa viêm dạ dày mạn tính

Rễ cây xấu hổ làm sạch đất cát, thái nhỏ, phơi khô. Mỗi lần sắc lấy 10 – 15g sắc với nước uống trong ngày.

Bài thuốc xông tắm chữa viêm khớp

Nguyên liệu:

Cây xấu hổ, lá lốt: mỗi vị 40 – 50g.

Lá long não: 20g.

Quế chi: 15g.

Hoắc hương, hy thiêm, lá ngải cứu, tía tô, đơn tướng quân: mỗi vị 30 – 40g.

Thực hiện:

Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi cùng với nước xâm xấp, đun sôi đến khi có mùi thơm tỏa ra.

Sau đó trùm vải/mềm kín để hơi thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh.

Xông trong 10 – 15 phút/ngày, đến khi toàn thân toát mồ hôi thì dừng lại. Tối đa 1 ngày/1 lần.

Các thông tin bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng các bạn cần nên tham khảo ý kiến, hướng dẫn của các y bác sĩ nhé!

                                                                                                                           

Dây lửa ít gân – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Dây lửa ít gân – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Dây lửa ít gân, hay còn được biết đến với tên gọi Mú từn, là một loại thảo dược quý hiếm chỉ xuất hiện ở một số khu vực đặc biệt tại Việt Nam. Loại thảo dược này được đánh giá cao với các tác dụng tích cực đặc biệt là đối với sức khỏe nam giới và chữa trị được một số bệnh khác y học.
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu y học cổ truyền Tu lình

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu y học cổ truyền Tu lình

Cây Tu Lình là vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Cây Tu lình còn có tên là cây Con khỉ, Hoàn ngọc, Nhật nguyệt, Mặt trăng mặt trời, Trạc mã, Thận tượng linh, Mật quỷ, Lan Điền…
Những bài thuốc đông y hiệu quả từ cây Xấu hổ cho sức khỏe của bạn

Những bài thuốc đông y hiệu quả từ cây Xấu hổ cho sức khỏe của bạn

Cây Xấu hổ là dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tuy là loại cây mọc hoang ở ven ruộng nhưng cây Xấu hổ lại có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh hiệu quả trong y học cổ truyền.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Trám trắng

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Trám trắng

Trám trắng thường được biết đến là một loại quả khi chín, và có thể được ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong ẩm thực. Ngoài ẩm thực, trám trắng cũng được sử dụng trong y học cổ truyền như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến