Tre một loại cây khá phổ biến ở nước ta. Lá tre là một dược liệu được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Lá tre được thu hái khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn được dùng làm vị thuốc trong Đông y.
Tre một loại cây khá phổ biến ở nước ta. Lá tre là một dược liệu được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Lá tre được thu hái khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn được dùng làm vị thuốc trong Đông y.
Lá tre là một trong những nguyên liệu phổ biến và quen thuộc trong y học cổ truyền, đặc biệt là ở các vùng quê Việt Nam. Lá tre thường được sử dụng để chữa bệnh và điều trị một số vấn đề sức khỏe thông thường.
Lá tre thường chứa nhiều dưỡng chất và các hợp chất có tính chất chống vi khuẩn, chống viêm và chống oxi hóa. Nhờ vào những tính chất này, lá tre thường được sử dụng để điều trị các vấn đề như viêm họng, viêm nhiễm, đau răng, và nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ hô hấp và răng miệng.
Ngoài ra, lá tre cũng được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giúp cân bằng nhiệt đới và loại bỏ các chất độc hại từ cơ thể. Việc sử dụng lá tre có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp như sắc uống, hấp, nấu cháo, hoặc làm thuốc xoa.
Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh từ lá tre do TS Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo:
Chữa thủy đậu: Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 2g, sơn chi 2g, cam thảo 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đái ra dưỡng trấp: Lá tre 20g, kim tiền thảo 20g, mía đỏ 20g, giá đỗ xanh 16g, tì giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa loét miệng: Lá tre 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, chút chít 16g, cam thảo nam 16g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa cảm sốt, miệng khô khát: Lá tre 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm thanh quản, mất tiếng: Lá tre 12g, trúc nhự 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 10g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm bàng quang cấp tính: Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 6g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm phế quản cấp tính: Lá tre 12g, thạch cao 16g, tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa trẻ em co giật: Lá tre 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tàm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: Lá tre 20g, sài đất 16g, sắn dây 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa tràn dịch màng phổi: Lá tre 10g, phục linh 12g, thương truật 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, cam thảo 6g, nguyên hoa 4g, cam toại 4g, ba kích 4g, đại táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang (cần theo dõi mạch và huyết áp người bệnh vì bài thuốc có thể gây tiêu chảy).
Lá tre có nhiều công dụng và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, tuy nhiên, trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.