Y học cổ truyền sử dụng Chuối hột rừng chữa một số bệnh ngay tại nhà như thế nào?

Thứ sáu, 13/09/2024 | 14:05
Theo dõi ULTV trên

Chuối hột rừng vốn không xa lạ ở các tỉnh miền núi bởi là một loại cây dễ trồng. Đây cũng là một loại thực vật rất có giá trị về mặt dược liệu, mang đến tác dụng kích thích tiêu hóa, bài trừ sỏi thận, tăng cường thanh lọc…

chuối hột rừng (1)

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh, Chuối hột rừng có tên khoa học là Musa balbisiana Colla. Chuối hột rừng đã được lai tạo cùng với chuối rừng Musa acuminata, Musa balbisiana Colla để tạo ra giống chuối phổ biến mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Loài chuối hột rừng này thường sinh trưởng ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, ví dụ như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,…

Chiều cao tối đa chuối hột rừng có thể đạt được là 6m, đường kính thân giả là 30cm. Lá cây mọc thẳng theo các cụm lớn, hoa chuối hình chóp ngắn, màu đỏ tía hoặc nâu hạt dẻ. Quả có kích thước tương tự giống chuối lá, màu vỏ vàng nhạt và chứa rất nhiều hạt cứng bên trong.

Chuối hột rừng cũng là dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh nổi tiếng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, có thể kể đến như:

Chuối hột rừng chữa dạ dày

Quả chuối hột, nhất là khi còn xanh có tác dụng rất tích cực trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Lý do là bởi vì trong loại trái cây này có chứa một hoạt chất flavonoid với tên gọi là leucocyanidin có khả năng làm tăng dịch nhầy, giảm độ chua của axit cũng như giảm đau do vết loét gây ra.

Nguyên liệu: 1 đến 2 quả chuối hột còn xanh non, một chút mật ong.

Cách thực hiện: dùng dao khứa nhẹ vài đường cắt bên ngoài vỏ để loại bỏ nhựa rồi đem ngâm trong nước pha giấm trong khoảng 5 đến 10 phút. Vớt chuối ra để ráo nước, bọc giấy bạc và nướng chín. Lấy chuối ra khỏi giấy bạc, rưới mật ong lên và thưởng thức như bữa nhẹ trong ngày.

Cách ngâm rượu chuối hột rừng bồi bổ cơ thể

Loại rượu thuốc y học cổ truyền này sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như đào thải độc tố, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa chứng chán ăn, giảm đường huyết và bệnh đau nhức xương khớp.

Nguyên liệu: Quả chuối hột rừng còn xanh, rượu gạo nếp cao độ, đường phèn.

Cách thực hiện: Chuối đem rửa sạch bụi bẩn, để ráo nước, cắt thành các lát có độ dày từ 2cm – 3cm rồi sấy khô bằng lò nướng. Cho chuối vào bình ngâm, thêm đường phèn và rượu trắng vào, đậy kín nằm bình và bảo quản nơi khô ráo. Thời gian ngâm không giới hạn, khi nào lượng đường tan hết là có thể dùng được.

Chuối hột rừng chữa sỏi thận

Trong Đông y, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, lợi tiểu và tiêu trừ nhiệt nóng trong cơ thể.

Nguyên liệu: 5 đến 10 quả chuối hột còn xanh.

Cách thực hiện: Chuối đem rửa sạch, lau khô bằng giấy thấm sau đó đem cắt thành các lát mỏng (lưu ý giữ nguyên phần hột chuối). Bắc chảo chống dính lên bếp, để lửa ở mức nhỏ rồi cho chuối vào đảo đều. Đến khi chuối trở nên khô giòn thì bắc xuống và đem tán bột bằng máy xay. Dùng bột thuốc chia làm ba lượt uống mỗi ngày, liều lượng 12g/lần.

Chuối hột rừng nấu nước uống giúp thanh lọc cơ thể

Nếu bạn là người bận rộn và không có nhiều thời gian để chuẩn bị thì có thể thử áp dụng cách dùng chuối hột pha trà. Loại trà này hoàn toàn có thể uống thay nước hàng ngày, giúp lợi tiểu, giải khát, thanh nhiệt và loại bỏ độc tố trong gan, thận rất hiệu quả.

Nguyên liệu: Chuối hột loại sấy khô, nước nóng.

Cách thực hiện: Bỏ vào trong ly hoặc ấm sứ một vài lát chuối sấy khô, thêm nước ấm và hãm trà trong khoảng 10 phút. Bạn có thể sử dụng ngay sau đó hoặc để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng trong ngày.

Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả có chứa dược liệu cỏ bạc đầu

Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả có chứa dược liệu cỏ bạc đầu

Cỏ bạc đầu được xem như loài cỏ dại, mọc hoang ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên đây lại là loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong Đông y để điều trị bệnh. Cỏ bạc đầu có tác dụng làm giảm đau, chữa viêm xoang và hỗ trợ điều trị bệnh thận.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Lạc giao

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Lạc giao

Lạc giao là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc nước ta. Sau đây là một số thông tin về đặc điểm và công dụng mà cây lạc giao đem lại.
Tìm hiểu dược liệu y học cổ truyền Khoản đông và những công dụng chữa bệnh hiệu quả

Tìm hiểu dược liệu y học cổ truyền Khoản đông và những công dụng chữa bệnh hiệu quả

Trong y học cổ truyền, khoản đông hoa có vị cay, tính ôn và kinh phế. Với những đặc tính này, thì khoản đông hoa giúp nhuận phế, giáng khí, chỉ khái, hoá đàm…
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả của dược liệu Hoàn ngọc

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả của dược liệu Hoàn ngọc

Việt Nam vốn được biết đến là một đất nước có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, với nhiều cây thuốc chứa những hoạt chất có công dụng trị bệnh hiệu quả cao. Trong đó, không thể không kể tới dược liệu Hoàn ngọc.
Đăng ký trực tuyến