Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa tay chân lạnh hiệu quả

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:05

Triệu chứng lạnh tay chân khá phổ biến và thường xuất hiện vào mùa đông, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

chữa lạnh tay chân bằng đông y

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân lạnh?

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà chia sẻ, người mắc chứng bệnh tay chân lạnh sẽ thường cảm thấy các đầu ngón tay ngón chận bị tê buốt, lạnh cóng, như có kim châm. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này như:

Khí huyết lưu thông kém. Người bị thiếu máu do lượng hồng cầu trong máu thấp thường rất dễ bị mắc chứng tay chân lạnh khiến gan bàn tay, bàn chân lúc nào cũng lạnh ngắt bất kể nhiệt độ.

Trong kỳ hành kinh, phụ nữ thường bị mất một lượng máu nên dễ khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm và mắc chứng tay chân lạnh. Tuyến giáp hoạt động không tốt nên nhiều người có thể bị suy giảm trí nhớ, rụng nhiều tóc.

Các bệnh lý về tim mạch như viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, huyết áp hay bệnh đái tháo đường cũng kèm theo triệu chứng tay chân lạnh. Các vấn đề tâm lý như stress, lo lắng, căng thẳng; chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu chất, hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều cũng dễ mắc bệnh tay chân lạnh.

Một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh tay chân lạnh

Đông y cho rằng, chứng tay chân lạnh là do kinh mạch bị ứ trệ khiến khí huyết lưu thông kém, vì vậy mà gây ra cảm giác lạnh buốt, tê mỏi ở tay chân hoặc đôi khi kèm theo những cơn đau nhức xương khớp. Để chữa chứng bệnh này, Đông y áp dụng một số bài thuốc Y học cổ truyền sau:

Bài thuốc Đông y chữa lạnh tay chân gồm: tơ hồng xanh 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 16g, phòng sâm 12g, tất bát 12g, liên nhục 12g, tần giao 12g, đương quy 12g, ngải diệp 12g, trạch tả 12g, chích thảo 12g, thục địa 10g, tế tân 10g, lương khương 10g, dâm dương hoắc 10g, hoàng kỳ 10g, phụ tử 6g, sinh khương 4g.

Chia bài thuốc thành 3 phần, mỗi ngày sắc uống 3 lần. Uống từ 10-13 ngày sẽ bồi bổ thận dương, trị chứng tay chân lạnh hiệu quả.

Một số bài thuốc ngâm chữa lạnh chân tay hiệu quả do giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ như sau:

Bài 1:  Dùng ngải cứu

Sử dụng ngải cứu để chữa bệnh lạnh tay chân khá hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 50gam ngải cứu tươi đun sôi với một lượng nước vừa đủ, đun khoảng 10 phút rồi để cho nhiệt độ giảm còn 40 độ C thì dùng được. Ngâm tay và chân trong nước trong khoảng 15 phút. Bài thuốc này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường dương khí, không chỉ dùng cho người lạnh tay chân mà hỗ trợ chữa những bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả nữa.

Bài 2: Gừng tươi

Gừng có tác dụng chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, bên cạnh đó nó còn có khả năng làm ấm cơ thể, giúp điều hòa khí huyết từ đó làm giảm tình trạng lạnh tay chân ở người bệnh.

Lấy khoảng 30 gam gừng tươi đập dập rồi cho vào đun sôi khoảng 10 phút với một ít nước vừa phải, nhớ đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng, thêm một chút muối vào rồi để cho nhiệt độ khoảng 40 độ C thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu lưu thông khí huyết lưu thông, từ đó giải trừ chứng tay chân lạnh hiệu quả.

Thêm vào đó người bệnh cũng có thể thay ngải cứu và gừng bằng vỏ quế , vỏ cam quýt cũng cho hiệu quả tương tự. Chỉ nên ngâm nước đến mắt cá chân, ngược lại có thể gây tác dụng phụ, thực hiện bài thuốc này trước khi đi ngủ khoảng vài tuần bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ. Nên bổ sung thêm các loại vitamin B,E và chất sắt để bồi bổ máu và khí huyết để tăng cường sứ đề kháng.

Bệnh lạnh tay chân không khó chữa, bạn chỉ cần thực hiện những bài thuốc Đông y trên kết hợp với chế độ luyện tập thể dục giúp máu và khí huyết lưu thông sẽ đánh bay được triệu chứng lạnh tay chân trong một thời gian ngắn.

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Sa kê

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Sa kê

Cây sa kê được dùng làm cảnh, làm cây bóng mát và được trồng rất nhiều trong các khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện, các khu dân cư, vỉa hè đường phố và nhất là sân vườn biệt thự… Cây sa kê không chỉ để làm cảnh mà còn được trồng làm cây lấy quả mang lại nhiều công dụng chữa bệnh.
Bác sĩ da liễu cảnh báo nguy hiểm bệnh Nấm móng

Bác sĩ da liễu cảnh báo nguy hiểm bệnh Nấm móng

Nấm móng là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở các ngón tay hoặc ngón chân gây ra bởi vi khuẩn, nấm hoặc vi rút và có thể gây ra các triệu chứng như thay đổi màu sắc của móng, độ dày, bong tróc và đau nhức.
Bồ kết dược liệu y học cổ truyền điều trị các bệnh ngoài da  

Bồ kết dược liệu y học cổ truyền điều trị các bệnh ngoài da  

Cây bồ kết, hay còn được biết đến với các tên gọi như chùm kết, tạo giác, trư nha tạo giác,... Các bộ phận của cây bồ kết được sử dụng trong y học dân gian, bao gồm quả, hạt, và gai bồ kết, với các đặc điểm như sau:
Xương rồng lê gai – Bài thuốc quý trong y học cổ truyền

Xương rồng lê gai – Bài thuốc quý trong y học cổ truyền

Trong khi nhiều loại cây trái mọc hoang tại Việt Nam không được người dân chú ý sử dụng, chúng lại trở thành sản phẩm phổ biến và có giá trị cao ở nước ngoài. Chứa đựng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe
Đăng ký trực tuyến