Kiểm soát tốc độ, nhấn trọng âm từ, câu và thêm thông tin nền cho bài nói lôi cuốn là những cách giúp Minh Hiếu chinh phục điểm tuyệt đối bài thi IELTS Speaking.
Kiểm soát tốc độ, nhấn trọng âm từ, câu và thêm thông tin nền cho bài nói lôi cuốn là những cách giúp Minh Hiếu chinh phục điểm tuyệt đối bài thi IELTS Speaking.
Hiện nay tiếng Anh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Nhất là trong công cuộc tuyển sinh hoặc tìm kiếm việc làm, có tiếng anh là một điểm cộng vô cùng lớn cho mỗi ứng viên. Biết là thế nhưng xưa nay việc học một ngôn ngữ mới không hề dễ dàng với nhiều người , nhất là ngôn ngữ Anh.
Theo nhiều cuộc khảo sát, trong tiếng Anh khó học nhất là kỹ năng nói (Speaking). Vậy mà tại kỳ thi ngày ¾ vừa qua, Nguyễn Minh Hiếu, cậu thanh niên 26 tuổi vừa mới chinh phục được IELTS với điểm số đạt 8.0 đặc biệt hai kỹ năng Speaking và Listening đạt điểm tuyệt đối.
Ở thang điểm 9.0, được coi như mức điểm tuyệt đối trong bài thi nói, với số điểm này thí sinh được đánh giá nói lưu loát, hiếm lặp từ hoặc ngắt quãng; nói mạch lạc, có tính liên kết và phát triển chủ đề đầy đủ, hợp lý. Từ vựng được sử dụng linh hoạt; ngôn ngữ tự nhiên, chính xác; các cấu trúc ngữ pháp đa dạng và nói tự nhiên, dễ hiểu...
Trao đổi với ban tuyển sinh trường Đại học Lương Thế Vinh, Hiếu chia sẻ những bí quyết của bản thân như sau:
Sau thời gian dài ôn luyện cũng như qua nhiều đợt thi, Hiếu nhận ra việc không làm chủ tốc độ khi nói ví như nói quá nhanh, hoặc nói quá chậm sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới bài nói, làm mất cơ hội thể hiện ngữ điệu lên, xuống, ngắt nghỉ tự nhiên. Bởi thế kiểm soát được tốc độ nói là yếu tố hàng đầu giúp bài nói của bạn tạo được cảm tình, sự thoải mái cho người nghe.
Thông thường người học tiếng anh, nhất là những thí sinh tham dự thi lấy chứng chỉ IELTS thường hay tập trung luyện trọng âm của từ mà nhiều khi bỏ qua hoặc quên mất trọng âm của câu, khiến cho người nghe nhiều lúc không hiểu đúng ý mình muốn nói, đây cũng là lỗi thường bị trừ điểm trong bài nói.
Sau phần một giới thiệu về bản thân và một số chủ đề quen thuộc như gia đình, công việc, học tập và sở thích, thí sinh sang phần 2 (part 2), với yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể. Bạn có một phút để chuẩn bị trước khi trình bày tối đa hai phút. Giám khảo sẽ hỏi một hoặc hai câu về chủ đề đó để kết thúc phần thi. Một vấn đề Hiếu gặp năm ngoái là nói đến một phút 45 giây đã hết ý. Lần này, Hiếu áp dụng chiến thuật thêm thông tin nền cho câu chuyện để bài nói lôi cuốn và không cụt.
Để chủ đông, tự tin khi thực hiện bài nói, trước đó Hiếu đã chuẩn bị kỹ từ vựng cho các chủ đề lớn như chính trị, kinh tế, tài chính, công nghệ, người nổi tiếng, lịch sử, văn hóa…
Ngoài ra một bí quyết kéo điểm ở phần sau của Part 2 của Hiếu là linh hoạt hướng câu chuyện về một topic yêu thích, khác với Writing, Speaking có thể đổi chủ đề tạm thời để câu chuyện đi theo một hướng tự nhiên. Trong trường hợp không hướng được vào chủ đề quen thuộc, Hiếu khuyên có thể tìm một câu chuyện thực tế liên quan để topic để kể.
Theo Hiếu, mắc lỗi khi nói là điều khó tránh khỏi, kể cả người bản xứ, quan trọng là có thể sửa sai một cách tự nhiên. Trong trường hợp này, nếu thấy từ đó khó phát âm, bạn hãy thẳng thắn nói rằng nó khó nói.
Khác với hai phần trước, phần ba được hỏi những câu mở rộng hơn. Thí sinh và giám khảo sẽ có một cuộc thảo luận liên quan đến chủ đề trong Part 2. Thay vì giám khảo hỏi gì, thí sinh đáp đó, Hiếu gợi ý phân tích ý tưởng, phát triển câu trả lời dựa trên sự so sánh, đối lập. Ngoài ra, cậu cũng lưu ý tập trung vào việc rèn luyện trọng âm của câu, trọng âm của từ, nối âm và âm cuối để người nghe hiểu được mình muốn nói gì.