Bông mã đề - thảo dược Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Thứ tư, 11/12/2024 | 14:45
Theo dõi ULTV trên

Bông mã đề hay còn được gọi với tên khác là xa tiền thảo, mã đề hay nhả én…Đây là một loại thảo dược Y học cổ truyền được áp dụng trong vô số bài thuốc chữa bệnh hữu ích.

bông mã đề

Bông mã đề là dược liệu thân thảo sống lâu năm, thân ngắn thường, có lá mọc thành từng cụm ở gốc cây, cuống lá dài, phiến lá có hình chiếc thìa hoặc hình quả trứng, gân dọc theo sống lá và đồng qui ở ngọn và gốc lá. Hoa Bông mã đề mọc thành một bông dài, hướng thẳng đứng. Cây Bông mã đề lưỡng tính, có 4 đài lá ở gốc hoa, xếp chéo nhau và hơi dính ở gốc. Quả của cây có hình hộp, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen bóng. Mỗi quả cây Bông mã đề chứa khoảng 8 – 20 hạt nhỏ.

Theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bản hiện đang làm việc tại khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, trong cây có chứa một số thành phần hóa học như toàn thân cây chứa một hoạt chất Glucozit hay còn gọi là Aucubin, Rinantin hoặc Aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, Carotin, Vitamin C, Vitamin K và yếu tố T. Ngoài ra, trong hạt Bông mã đề chứa chất nhầy, Axit Plantenolic, Adnin và Cholin.

Bông Mã Đề và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích

Chữa đái ra máu, sạn tiết niệu: Bông mã đề 20 g hoặc Xa tiền thảo 40 g sắc nước uống. Hoặc phối hợp với Bạch linh, Bạch truật và Trạch tả mỗi loại 10 g, sắc nước uống.

Chữa tiêu chảy: Trị Xa tiền tử, Bạch phục linh, Trư linh, Đảng sâm, Hương nhu mỗi loại 12 g, Đăng tâm 2 g, sắc thành nước uống.

Chữa tiêu chảy trẻ em: Dùng 30 g Xa tiền tử bọc vải sắc nước, sau đó thêm đường để điều trị tiêu chảy cho trẻ em. Tỷ lệ khỏi bệnh sau 1 đến 2 ngày là 91.3 %.

Chữa đau sưng đỏ mắt do can nhiệt: Sử dụng Xa tiền tử, Mật mông hoa, Bạch tật lê, Thảo quyết minh, Long đởm thao, Khương hoạt, Hoàng cầm, Cúc hoa mỗi loại phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 10 g hòa với nước cơm để uống, mỗi ngày 3 lần.

Trị bệnh ho:  Sử dụng 40g đến 100g Bông mã đề sắc thành nước uống mỗi ngày. Hoặc sử dụng Mã đề kết hợp Hoàng cầm, Ngư tinh thảo, Bối mẫu sắc nước uống có thể trị ho, thanh phế hóa đàm.

Trị viêm cầu thận: Sử dụng Bông mã đề 16 g, Đại táo, Bạch truật, Ma hoàng mỗi loại 12 g, Mộc thông 8g, Gừng 6 g, Quế chi, Cam thảo mỗi loại 6 g sắc thành nước uống. Mỗi ngày sử dụng một thang.

Chữa sỏi bàng quang: Dùng Bông mã đề, Ngư tinh thảo, Kim tiền thảo mỗi loại 30 g, sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần uống. Uống liên tục trong 5 ngày.

Lợi tiểu: Dùng hạt mã đề 10 g và 2 g Cam thảo đun sôi cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày. Bên cạnh đó, có thể dùng 12 g hạt hoặc lá Mã đề sắc thành nước uống mỗi ngày để điều trị bí tiểu.

Chữa nóng gan mật, người nổi mụn nhọt: Dùng một nắm lá Mã đề tươi và một miếng gan lợn to tầm một bàn tay, thái nhỏ, xào hoặc nấu thành canh sử dụng ăn kèm bữa cơm. Sử dụng liên tục 6 đến 7 ngày sẽ thấy kết quả.

tinh hoa y hoc co truyen

Chữa chảy máu cam: Dùng rau Mã đề tươi, giã nát, hòa cùng một ít nước, vắt lấy nước cốt, dùng uống. Bên cạnh đó, người thường hay chảy máu cam có thể nằm yên trên giường, đầu kê cao, dùng lá mã đề giã nhuyễn đắp lên trán kết hợp uống nước Mã đề. Sau vài ngày sẽ khỏi.

Chữa chốc lở ở trẻ em: Sử dụng một nắm lá Mã đề tươi mang đi rửa sạch, thái nhỏ và nấu cùng 100g đến 150 g giò sống, dùng ăn. Dùng liên tục vài ngày sẽ khỏi bệnh. Ngoài ra, sử dụng canh Mã đề giò heo thường xuyên có thể phòng ngừa bệnh chốc lở.

Trị phù thũng: Sử dụng 30 g Bông mã đề tươi, Phục linh bì, Đông qua bì (vỏ bí xanh) mỗi loại 20 g, Đại phúc bì 15 g sắc thành nước uống trong ngày.

Chữa rụng tóc: Sử dụng Mã đề phơi khô, đốt thành than, trộn với giấm đem ngâm khoảng 1 tuần. Sau đó dùng dung dịch bôi lên chỗ bị rụng tóc.

Bên cạnh những lợi ích mà cây Bông Mã Đề mang lại với sức khỏe con người thì giảng viên, bác sĩ Y học cổ truyền Tạ Thị Tĩnh khuyến cáo các bạn đọc khi cần chú ý khi sử dụng Bông Mã Đề như sau:

- Cần thận trong khi sử dụng Bông mã đề đối với Phụ nữ mang thai.

- Không nên sử dụng Bông mã đề cho người già tiểu đêm nhiều, thận kém.

- Cần thận trọng khi sử dụng hạt Bông mã đề cho người bị thấp nhiệt.

- Không nên sử dụng Bông mã đề cho người tiểu nhiều lần, táo bón, thận hư, dương khí hạ giáng, không có thấp nhiệt.

- Khi sử dụng vị thuốc Bông mã đề nên kiêng các chất kích thích, thức ăn cay nóng, rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

                                                                                                                                    

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến