Sòi là một loại cây có họ thầu dầu và được xem như là một vị thuốc đông y. Từ lâu cây Sòi đã được các thầy thuốc đông y dùng trong một số bài thuốc y học cổ truyền.
Sòi là một loại cây có họ thầu dầu và được xem như là một vị thuốc đông y. Từ lâu cây Sòi đã được các thầy thuốc đông y dùng trong một số bài thuốc y học cổ truyền.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, cây Sòi có tên khoa học là Sapium sebiferum (L.) Roxb. Sòi là một loại cây có nguồn gốc Đông á ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới, sòi thường mọc hoang ở các vùng đồi núi hay còn có thể được trồng để làm kiểng, cây gỗ rụng lá cao 6m -15m.
Lá mọc so le, hình quả trám, dài 3cm-7cm, chóp lá thuôn nhọn, cuống lá dài có tuyến. Sòi thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, là loại cây thuộc hoa đơn tính, màu trắng vàng hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái nhiều, ở gốc, hoa đực ở trên. Hoa đực có đài hình đầu phân thùy hoặc có răng, nhị 2, bao phấn gần hình cầu. Hoa cái có đài hợp, 2-3 thùy và nhụy 3, bầu hình trứng có 3 ô.
Quả hạch hình cầu có 3 hạt, cây thường cho quả vào tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hằng năm.
Sòi là một vị thuốc y học cổ truyền có tính hơi ấm, vị đắng, có độc; có tác dụng sát trùng, thông tiện, giải độc, tiêu thũng, lợi niệu, trục thủy. Vỏ rễ được dùng theo kinh nghiệm để chữa chưng kết, tích tụ, thủy thũng, với các triệu chứng: bụng đầy trướng, đại tiểu tiện khó khăn, có trướng nước dưới cạnh sườn. Thân và lá dùng chữa viêm mủ da, ngứa lở thấp chẩn, chai cứng.
Một số công dụng của cây Sòi trong y học cổ truyền có thể nhắc đến như:
Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, chảy nước vàng
Dầu hạt sòi (cả sáp và nhân) 100g, nước 100g, Hồng đơn 50g.
Đun dầu và nước cho nóng rồi thêm Hồng đơn vào, khuấy đều, đun sôi nước. Thêm nước nấu đến khi Hồng đơn mất màu. Dùng cao này bôi lên mụn nhọt, mạch lươn.
Chữa thủy thũng, bụng trướng, ăn uống kém
Vỏ rễ cây sòi chỉ lấy lớp vỏ lụa phơi khô, tán nhỏ. Dùng nước cơm mà viên thành hạt, kích thước như hạt đậu xanh. Hoặc dùng táo đen Trung Quốc (một phần táo đen nấu với 6 phần nước cho đến khi được một thứ nước hồ nhão, đem rây để bỏ hột). Trộn bột vỏ rễ với táo đen, làm thành viên, gọi là Ô táo hoàn.
Dùng mỗi ngày 10-20 gam viên thuốc nói trên.
Phù thũng, cổ trướng, đại tiện không thông, ứ nước hoặc bí đầy, ăn uống không xuôi
Màng rễ Sòi (lớp trắng ở trong), Mộc thông, hạt Cau, mỗi vị 12g, sắc uống.
Chữa Rắn cắn từ cây Sòi
Lá hay vỏ rễ tươi giã lấy nước uống, đã đắp lên vết rắn cắn
Chữa đại tiện không thông
Dầu hạt sòi trắng, 1 thìa, uống trong ngày.