Những bài thuốc y học cổ truyền bổ máu, an thần chứa long nhãn

Thứ ba, 23/01/2024 | 09:47
Theo dõi ULTV trên

Nhãn khi được thu hái về, bóc vỏ, lấy cùi, sau khi khi sấy khô sẽ thu được long nhãn. Khi đó, long nhãn được dùng trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền hay chữa bổ máu, an thần.

long nhãn

Theo y học cổ truyền long nhãn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng trong bổ dưỡng, dưỡng huyết, an thần, hay chữa suy nhược thần kinh, kém ngủ và hay quên. Long nhãn có màu cánh gián (màu nâu vàng sẫm) khô bóng và rất mềm, vị ngọt đậm và có mùi thơm.

Một số bài thuốc và món ăn bài thuốc từ long nhãn bổ máu, an thần

Chữa tâm thận hư nhược: long nhãn 100 gam, táo tàu 50 gam, thái nhỏ ngâm cùng với 500ml rượu trắng, để ngâm càng lâu thì càng tốt. Ngày uống hai chén con trước mỗi bữa ăn.

Chữa suy nhược thần kinh, mệt mỏi, yếu sinh lý: long nhãn 500 gam ngâm với 2 lít rượu trắng (trong khoảng thời gian là 2 tháng), mỗi ngày dùng uống 1 chén nhỏ.

Chữa mồ hôi trộm, sốt hâm hấp thường vào buổi chiều, khát nước, đại tiện bị táo, tiểu ít, da khô: long nhãn nhục 40 gam, cao ban long 40 gam. Trước tiên, đun long nhãn cùng với một chén nước cho sôi thật kỹ, sau đó cho cao ban long (đã được cắt vụn) vào và đun cho đến khi tan hết. Để nguội rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Ngày uống hai lần vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần nên uống 10 gam với nước ấm.

Trị tiêu chảy do tì hư: dùng 30 quả long nhãn khô cùng 3 đến 5 lát gừng tươi. Dùng hai thứ nấu nước để uống dùng trong ngày.

Ngoài ra nước uống từ long nhãn: long nhãn 30 gam, sâm bố chính 20 gam (tẩm nước gừng sao vàng) hãm để uống trong ngày. Dùng tốt cho những người suy nhược, mất ngủ.

Hoặc viên hoàn từ long nhãn: long nhãn 100 gam, giã nhuyễn trộn cùng với bột hạt sen 100 gam, mật ong vừa đủ hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12 gam. Dùng cho những người lo âu mất ngủ, thể trạng gầy yếu.

Chữa lo âu, mất ngủ, hay quên: long nhãn 30 gam kết hợp cùng các vị thuốc bắc hoàng kỳ 30 gam, phục thần 30 gam, mộc hương 15 gam, toan táo nhân 3 gam, nhân sâm 15 gam, chích cam thảo 8 gam, đương quy 3 gam, viễn chí 3 gam. Tất cả cùng ngâm rượu uống. Ngày uống 2 chén con trước mỗi bữa ăn.

Tuy nhiên, bác sĩ, giảng viên Bùi Duy Hưng hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh lưu ý, tùy thuộc vào thể trạng cơ thể và căn bệnh mà mình mắc phải, bạn đọc có thể lựa chọn những món ăn bài thuốc hợp lý. Ngoài ra, để phát huy tác dụng tốt nhất của các bài thuốc trên, bạn nên lựa chọn long nhãn còn mới, chưa bị ẩm mốc. Tránh sử dụng bừa bãi vì sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc.

                                                                                                                                                         Theo: Tin y tế

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến