Quốc hội yêu cầu môn Lịch sử chương trình GD THPT đủ 2 phần: bắt buộc và lựa chọn

Thứ ba, 28/06/2022 | 10:00
Theo dõi ULTV trên

Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã nhất quán quan điểm của Quốc hội, môn Lịch sử trong chương trình giáo dục THPT cần bao gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn.

Quốc hội yêu cầu môn Lịch sử chương trình GD THPT đủ 2 phần: bắt buộc và lựa chọn
Quốc hội yêu cầu môn Lịch sử chương trình GD THPT đủ 2 phần: bắt buộc và lựa chọn

Lịch sử không nên là môn tự chọn:

Theo chương trình đổi mới của Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục phổ phông mới sẽ được chia làm 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 và giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến 12. Theo đó chương trình học cấp THPT (giai đoạn hướng nghiệp) học sinh chỉ cần học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc các môn gồm Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Theo đó thì Lịch sử chỉ là môn lựa chọn, học sinh được tuỳ chọn học hay không theo sở thích và định hướng nghề nghiệp.

Dù được thông qua từ năm 2018, nhưng khi chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là chương trình với lớp 10 được bắt đầu triển khai từ năm học 2022 – 2023 đã vấp phải nhiều tranh cãi. Trong khi nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên nhận định đưa Sử thành môn lựa chọn ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp là hợp lý bởi điều cần phải bàn đến là nên dạy lịch sử như thế nào chứ vấn đề không nằm ở việc lựa chọn hay bắt buộc với môn Lịch sử. Đại diện một số trường THPT cũng cho rằng học sinh lựa chọn học Lịch sử hay không phụ thuộc vào sở thích của các em học sinh và cách dạy của giáo viên bộ môn. Ở những trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, tỷ lệ học sinh lựa chọn học môn này ở cấp THPT theo khảo sát của trường đều trên 50%.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều ý kiến phản đối việc đưa môn lịch sử là môn lựa chọn. Theo ghi nhận của ban truyền thông trường ĐH Lương Thế Vinh, nhiều người lo ngại rằng, nếu đưa Lịch sử thành môn tự chọn ở cấp THPT sẽ khiến học sinh bỏ rơi môn này khiến cho kiến thức lịch sử không được cung cấp đầy đủ, có thể ảnh hưởng đến nhận thức và lòng yêu nước của các thế hệ tiếp theo.

Cụ thể, một số đại biểu quốc hội, một số Uỷ ban Văn hóa Giáo dục cũng cho rằng Lịch sử cần trở thành môn bắt buộc bởi môn học này giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng, lòng yêu nước, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động cho thế hệ trẻ, giúp các em có thái độ ứng xử đúng đắn trong xã hội. Ở nhiều quốc gia, Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình GDPT.

Quốc hội yêu cầu môn Lịch sử chương trình GD THPT đủ 2 phần: bắt buộc và lựa chọn
Quốc hội yêu cầu môn Lịch sử chương trình GD THPT đủ 2 phần: bắt buộc và lựa chọn

Quốc hội yêu cầu môn Lịch sử chương trình GD THPT đủ 2 phần: bắt buộc và lựa chọn

Trước những luồng dư luận và các ý kiến trái chiều khác nhau. Quốc hội đã yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu ý kiến cử tri, đại biểu Quốc hội và nhân dân trong việc thiết kế môn Lịch sử ở chương trình giáo dục cấp THPT.

Trước đó, Uỷ ban Văn hóa Giáo dục cũng có đề nghị tương tự. Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 23/5, Uỷ ban Văn hóa Giáo dục gợi ý nên thiết kế môn Lịch sử bậc THPT gồm hai phần: kiến thức lịch sử (bắt buộc), kiến thức định hướng nghề nghiệp (lựa chọn). Đề nghị này được đưa ra sau khi Uỷ ban phân tích về thời lượng, nội dung của môn Lịch sử.

Liên quan đến chương trình và sách giáo khoa mới, Nghị quyết kỳ hợp thứ 3 Quốc hội khóa XV, thông qua ngày 16/6, cũng xác định sẽ bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá. Trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí.

Từ khóa: môn Lịch sử
Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025: Điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025: Điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới

Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực của các trường đại học sẽ có nhiều điều chỉnh từ cấu trúc đề thi đến dạng thức câu hỏi, nhằm phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tạo cơ hội tiếp cận đồng đều và đánh giá toàn diện hơn năng lực học sinh.
Nên chọn học Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền hay Cao đẳng Y sĩ đa khoa?

Nên chọn học Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền hay Cao đẳng Y sĩ đa khoa?

Hiện nay nhiều bạn băn khoăn không biết nên chọn học ngành Y học cổ truyền hay Y sĩ đa khoa trình độ Cao đẳng để sau khi tốt nghiệp ra trường có cơ hội việc làm thu nhập tốt hơn và có khả năng học liên thông trình độ Đại học ngành Bác sĩ dễ hơn?
Giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm: Thí sinh có mất cơ hội vào đại học?

Giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm: Thí sinh có mất cơ hội vào đại học?

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm xuống không quá 20%, nhằm đảm bảo công bằng trong tuyển sinh. Quy định này đang gây tranh cãi, khi phụ huynh và thí sinh lo ngại giảm cơ hội trúng tuyển, trong khi các trường đại học cũng đối mặt với những thách thức mới.
Nhiều thay đổi quan trọng trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều thay đổi quan trọng trong tuyển sinh đại học năm 2025

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ đối mặt với những thay đổi lớn trong tuyển sinh đại học. Thí sinh cần nắm vững các điểm mới để tránh những sai sót không đáng có.
Đăng ký trực tuyến