Tía tô, một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, không chỉ mang đến hương vị độc đáo mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, tía tô đã và đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị và chăm sóc sức khỏe.
Tía tô (Perilla frutescens) thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), là cây thân thảo, cao khoảng 0,5-1m, có lá hình tim, mép răng cưa, màu xanh hoặc tím tùy giống. Đây là loại cây dễ trồng, thường được sử dụng như một loại rau gia vị hoặc nguyên liệu trong các bài thuốc cổ truyền.
Theo nghiên cứu, tía tô chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất sinh học như perillaldehyde, limonene, và luteolin. Những chất này có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Lá, hạt, và cành tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc, mang lại giá trị toàn diện từ một loại cây nhỏ bé.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tía tô có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh với nhiều công dụng chữa bệnh như:
- Giải cảm, giảm sốt: Tía tô được biết đến như một vị thuốc hàng đầu trong điều trị cảm cúm, cảm lạnh. Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay, giúp phát tán phong hàn, làm ấm cơ thể và giảm sốt. Khi bị cảm lạnh, nước lá tía tô kết hợp cùng gừng tươi hoặc hành giúp cơ thể ra mồ hôi, từ đó giải cảm hiệu quả.
- Giảm ho, hỗ trợ hệ hô hấp: Tinh dầu từ lá tía tô có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho và tiêu đờm. Một số bài thuốc dân gian sử dụng lá tía tô hấp mật ong hoặc sắc nước uống để chữa ho dai dẳng, viêm họng.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Tía tô giúp kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu. Dùng lá tía tô sắc nước hoặc thêm vào các món ăn có thể làm giảm các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn. Đặc biệt, tía tô còn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày nhờ tính kháng viêm tự nhiên.
- Điều trị dị ứng, mẩn ngứa: Tía tô có khả năng giảm phản ứng dị ứng, mẩn ngứa do cơ địa hoặc thức ăn. Tinh dầu từ lá giúp làm dịu da, giảm ngứa và chống viêm. Người bệnh có thể giã nát lá tía tô đắp lên vùng da bị mẩn ngứa hoặc uống nước lá để giảm triệu chứng.
- Hỗ trợ bệnh xương khớp: Tía tô còn được dùng để giảm đau nhức xương khớp. Các hợp chất chống viêm trong tía tô giúp giảm sưng, cải thiện tình trạng viêm khớp.
Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà giới thiệu một bài bài thuốc chữa bệnh từ Tía tô như sau:
- Chữa cảm cúm: Dùng 10-15g lá tía tô tươi, rửa sạch, sắc nước uống ấm hoặc thêm vào cháo hành.
- Giảm đau dạ dày: Lá tía tô phơi khô, nghiền thành bột, pha với nước ấm uống hàng ngày.
- Chữa mề đay, dị ứng: Sắc nước lá tía tô tắm hoặc uống nước ép lá tươi.
Tía tô, từ một loại cây quen thuộc, đã trở thành biểu tượng cho sự phong phú của y học cổ truyền. Việc bảo tồn và ứng dụng đúng cách không chỉ góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà còn khẳng định giá trị văn hóa, tri thức truyền thống.
Với giá trị tiền bạc cao gấp nhiều lần so với nấm thông thường, nấm mối thường được xem như một “thần dược” với khả năng bổ sung sức khỏe và được coi là có tiềm năng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Tía tô, một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, không chỉ mang đến hương vị độc đáo mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, tía tô đã và đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị và chăm sóc sức khỏe.
Khi bị đau đầu chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu, làm việc không tập trung, người mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để chữa đau đầu bằng phương pháp đông y, người ta thường áp dụng các biện pháp như dùng thuốc, massage, hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác như xoa bóp, hoặc dùng các loại thuốc từ thảo dược.
Dầu dừa từ lâu đã được biết đến như một "thần dược" tự nhiên trong việc chăm sóc tóc. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, dầu dừa không chỉ giúp tóc chắc khỏe từ gốc đến ngọn, mà còn hỗ trợ kích thích mọc tóc, phục hồi hư tổn và ngăn ngừa gãy rụng