Tìm hiểu về dược liệu Cẩu tích và những công dụng trong y học cổ truyền

Thứ bảy, 24/08/2024 | 09:46
Theo dõi ULTV trên

Cẩu tích hay còn gọi với cái tên thường gọi là lông cu li. Bên trong cây có chứa nhiều công dụng chữa bệnh nhưng phải biết cách dùng mới phát huy tối đa công hiệu.

cẩu tích

Cẩu tích là một loài cây dương xỉ, thụ trạng, cây có thân thường yếu, nhưng cũng có thể cao tới 2,5 – 3m. Đặc điểm dễ nhận dạng là lá to, cuống dài từ 1 – 2m, màu nâu nhạt, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài, màu vàng và bóng, phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60 – 80cm.

Cây mọc dải dác khắp các vùng miền núi nước ta, nhiều nhất vẫn là miền núi vùng tây Bắc như: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điên Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa…

Theo sách y học cổ truyền có ghi chép, vị của cẩu tích đắng, tính ôn, vào 2 kinh Can, Thận. Tác dụng bổ can, thận, làm mạnh gân xương, trừ phong thấp, chống viêm. Người xưa thường hay dùng để chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư, phong hàn tê đau, nhức mỏi tay chân, khó cử động, đau thần kinh tọa, di tinh, bạch đới, đi tiểu són không cầm được (Ở người cao tuổi), bí tiểu, tiểu rắt.

Lông vàng (kim mao) bao xung quanh thân rễ cẩu tích có công dụng cầm máu dựa theo tính cơ học bằng cách hút huyết thanh của máu và hỗ trợ quá trình tạo thành cục máu, làm cho máu nhanh đông lại.

Phần lông vàng cẩu tích để cầm máu bằng cách đem lông (đã rửa rượu, đem sấy sạch) đắp lên các vết thương chảy máu hiệu quả ngay tức khắc.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Cẩu tích có thể chữa được nhiều loại bệnh về xương khớp như đau lưng, gân mạch khớp chân khó cử động mỗi khi trời chuyển mùa hay cũng có thể ngâm rựa dể uống giúp bối bổ sinh lực tăng cường sức khỏe. Những bài thuốc có thể dùng cẩu tích để trị bệnh như:

Bài thuốc dùng cẩu tích điều trị đau lưng, khó cử động

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cẩu tích, đỗ trọng, khương hoạt, nhục quế mỗi thứ 30 g; tỳ giải, chế phụ tử, ngưu tất mỗi thứ 50 g; tang ký sinh 40 g.

Cách dùng:

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào rượu trắng 1.500 ml ngâm khoảng một tuần, tiế đến lọc ra phần trong để uống. Phải kiên trì mới có hiệu quả chỉ lên uống liều lượng vừa đủ.

Trị can thận hư suy, phong thấp lưng chân đau

Cẩu tích, đan sâm, hoàng kỳ mỗi thứ 30 g, đương quy 25 g, phòng phong 15 g; rượu trắng 1.000 ml. Cách dùng cũng tương tự bài thuốc trên.

Trị lưng đau, gối mỏi thuộc thận âm hư

Nguyên liệu: Cẩu tích, thỏ ty tử, đương quy, phục linh, lượng bằng nhau.

Cách dùng: nghiền nhỏ ra thành bột, luyện mật ong thành viên 9 g. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên uống với nước đun sôi.

Bài thuốc từ cẩu tích giúp bổ thận trị yếu cột sống

Nguyên liệu: Cẩu tích 16 g, ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù du, lộc giao (chưng), đỗ trọng mỗi thứ 12 g, thục địa 16 g.

Cách dùng: Kết hợp các vị thuốc trên mang sắc uống ngày chia 2 lần sẽ đem lại kết quả tốt cho bệnh.

Bài thuốc trị các khớp tê buốt, sợ lạnh ăn kém tiêu, đại tiện lỏng

Nguyên liệu: Cẩu tích, bạch chỉ, cốt toái, thiên niên kiện, độc hoạt, thương truật đều 15 g; bạch truật 20 g; xuyên khung, tô mộc, tùng hương hay nhũ hương, quế chi đều 10 g; phụ tử chế, cam thảo đều 8 g.

Cách dùng: Sắc uống hai ngày một thang cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến